Luận Văn Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG I


    TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH CHẮP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẮP TRÊN THỊ TRƯỜNG


    CHỨNG KHOÁN


    1. TÔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .4


    1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán 4


    1.2. Phân loại thị trường chửng khoán 6


    1.3. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán 7


    1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 8


    1.5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán .9


    1.6. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán .10


    2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN cơ BẢN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 10


    2.1. Tranh chấp trên thị trường chứng khoán 10


    2.1.1. Khái niệm về tranh chấp trên thị trường chứng khoán .10


    2.1.2. Phân loại tranh chấp trên thị trường chứng khoán 16


    2.1.3. Những ảnh hưởng của tranh chấp trên thị trường chứng khoán 20


    2.2. Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 22


    2.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 22


    2.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 24
    CHƯƠNG II


    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

    1. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 26


    1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 26


    1.2. Vai trò trung gian hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán .30


    1.3 . Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán theo thủ tục trọng tài34


    1.3.1. về việc xác định thấm quyền giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán của trọng tài thương mại 34


    1.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại trọng tài thương mại 37


    1.4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán theo thủ tục toà án .39


    1.4.1. về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán của tòa án 40


    1.4.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại tòa án 48


    CHƯƠNG III


    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


    1. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 52


    1.1. Đề cao vai trò của thương lượng, hòa giải nhưng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này 52


    1.2. Hạn chế trong quy định về vai trò trung gian hòa giải của một số tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán 53


    1.3. Thiếu những quy định cụ thể hóa về trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán .54


    1.4. Một số quy định còn hạn chế trong Pháp lệnh trọng tài thương mại .56

    1.5. Một số hạn chế trong pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại tòa án 59


    2. YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .60


    3. MỤC TIÊU VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .60


    4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .63


    4.1. Ban hành văn bản pháp luật về hòa giải tranh chấp trên thị trường chứng khoán. 65


    4.2. Cần mở rộng thẩm quyền hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thời ghi nhận vai trò trung gian hòa giải của một số
    tổ chức khác hoạt động trên thị trường chứng khoán .68


    4.3. Hoàn thiện các quy định về trọng tài thương mại đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 70


    4.4. Hoàn thiện một số quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trên TTCK tại tòa án 72


    KẾT LUẬN 74


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .76

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Đã hơn 20 năm kể từ thời điểm đáng nhớ trên, chúng ta đã đạt được những thảnh công đáng khích lệ mà sự ra đời của TTCK Việt Nam là một minh chứng rõ ràng. Đe đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả của TTCK, một bộ khung pháp luật về chứng khoán và TTCK đã được ban hành trong đó quy định tương đối đày đủ những nội dung có liên quan. Tuy nhiên không thể phủ nhận một thực tế, đây là bộ khung chưa thật hoàn chỉnh, có những chỗ mà mức độ quan tâm còn mờ nhạt cụ thể là mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK là ví dụ điển hình.


    TTCK được coi là một môi trường đầu tư kinh doanh vô cùng phức tạp và nhạy cảm với số lượng người tham gia đông đảo, giá trị đầu tư lớn và độ rủi ro cao kéo theo tính cạnh tranh gay gắt trong các mối quan hệ lợi ích được thiết lập trên thị trường. Do vậy, tranh chấp là hiện tượng tất yếu xảy ra đối với mọi TTCK, bao gồm cả TTCK Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là cần phải có cơ sở pháp lý hoàn thiện để giải quyết thỏa đáng loại tranh chấp chuyên biệt này. Trong khi đó, pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trên TTCK Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Còn trong khoa học pháp lý, các nhả khoa học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật chứng khoán và TTCK nhưng thật đáng tiếc khi mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này vẫn còn bị bỏ ngỏ.


    Cần thừa nhận rằng, pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK chưa được kiểm nhiệm trong thực tiễn (do số lượng tranh chấp xảy ra còn rất ít) nên phản ứng của pháp luật trong quá trình áp dụng để giải quyết tranh chấp chưa có cơ hội thể hiện rõ ràng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK cũng như sự quan tâm nghiên cứu từ phía các nhà làm luật. Nhưng điều đó không có nghĩa pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK không tồn tại những hạn chế nhất định. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cỏ tác động tích cực vào sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung, số lượng, chất lượng hàng hóa cũng như các chủ thể tham gia trên thị trường ngày càng nhiều làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều là hiện tượng không thể tránh khỏi. Khi đó, thực trạng pháp luật hiện nay không đủ điều kiện để đảm bảo cơ sở pháp lý thỏa đáng cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trên TTCK. Vì vậy nghiên cứu pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trên TTCK để tìm ra những điếm hạn chế và giải pháp hoàn thiện là việc làm càn thiết hiện nay.


    Xuất phát từ lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay” với mong muốn thông qua việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện mảng pháp luật này.


    2. Mục đích nghiên cứu.


    Làm sáng tỏ được một số vấn đề lí luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán như: đưa ra khái niệm chung và đặc điểm riêng của tranh chấp trên thị trường chứng khoán, chỉ ra một số loại tranh chấp chủ yếu và nguyên nhân nảy sinh tranh chấp trên thị trường chứng khoán, đánh giá mức độ ảnh hưởng của tranh chấp gây ra, từ đó đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết.


    3. Phương pháp nghiên cứu.


    Để thực hiện đề tài này em đã sử dụng các phương pháp sau:


    ♦♦♦ Phương pháp phân tích lịch sử:


    Phương pháp này được dùng để so sánh, đối chiếu các chế định của pháp


    luật.


    ♦♦♦ Phương pháp phân tích luật viết:


    Em sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đi sâu vào từng chế định của pháp luật, để tìm hiểu nội dung cũng như tính hữu hiệu của từng điều luật cụ thể.


    ♦♦♦ Phương pháp tổng họp thống kê:

    Phương pháp này là sử dụng dụng cụ tin học như chương trình tìm kiếm, tra cứu để thu thập tài liệu.


    4. Phạm vi đề tài.


    Do đề tài pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK là một đề tài rất rộng và mang tính lý luận cao nên đòi hỏi phải có một lượng kiến thức khá lớn về pháp luật, nên em chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài của mình là chỉ tập trung nghiên cứu các quy định tố tụng về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán, bao gồm những quy định riêng mang tính chuyên ngành và chỉ một số quy định chung về tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết loại tranh chấp chuyên biệt này, như vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên TTCK của trọng tài và tòa án .


    5. Kết cấu đề tài.


    Phần mở đầu.


    Phần nội dung.


    Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán và một số lý luận cơ bản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.


    Chương II: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


    Phần kết luận.


    * Danh mục tài liệu kham khảo.


    ■=> Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Nguyệt Châu đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành luận văn này.


    Do kiến thức và vốn hiểu biết của em còn hạn chế nên sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...