Tiến Sĩ Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIÉN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3
    PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1. Tình hình nghiên cứu . 4
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 4
    1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 10
    1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu . 11
    2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu . 12
    2.1. Cơ sở lý thuyết . 13
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 14
    3. Kết cấu của luận án 15
    PHẦN NỘI DUNG 17

    Chương 1 . 17
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
    LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO
    ĐỘNG 17

    1.1. Những vấn đề lý luận về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động . 17
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lao động . 17
    1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
    21
    1.1.3. Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các
    bên trong quan hệ lao động . 27
    1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
    động 30
    1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt
    hợp đồng lao động . 30
    1.2.2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp
    đồng lao động 34
    1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về
    đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 50
    1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 . 51
    1.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1985 . 52
    1.3.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994 . 53
    1.3.4. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2002 . 55
    1.3.5. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2012 55

    Chương 2 . 58
    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐƠN PHƯƠNG
    CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
    58
    2.1. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao
    động và thực tiễn thực hiện 58
    2.1.1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp
    luật . 58
    2.1.2. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
    luật . 65
    2.2. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
    dụng lao động và thực tiễn thực hiện 69
    2.2.1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
    đúng pháp luật . 69
    2.2.2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
    pháp luật 82
    2.3. Quy định giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên về đơn phương
    chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện . 88
    2.3.1. Giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên về đơn phương chấm dứt
    hợp đồng lao động đúng pháp luật 88
    2.3.2. Giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên về đơn phương chấm dứt
    hợp đồng lao động trái pháp luật 94
    2.4. Quy định giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
    động và thực tiễn thực hiện 107
    2.4.1. Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
    theo thủ tục khiếu nại trong lao động 108
    2.4.2. Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
    theo thủ tục tố tụng lao động . 110

    Chương 3 . 114
    HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
    LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
    114
    3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm
    dứt hợp đồng lao động 114
    3.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về đơn
    phương chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động 2012 118
    3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp
    đồng lao động 118
    3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao
    động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động . 137
    KẾT LUẬN 144
    NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Khi xã hội có nhu cầu sử dụng sức lao động thì sẽ tạo nên QHLĐ. Ở đó, các bên
    thực hiện một giao dịch đặc biệt không như những quan hệ dân sự “mua đứt bán đoạn”
    khác, mà diễn ra trong quá trình sức lao động của NLĐ được đưa vào sử dụng. QHLĐ
    giữa NLĐ làm công với NSDLĐ được hình thành trên cơ sở HĐLĐ và vì vậy quan hệ
    này sẽ chấm dứt khi HĐLĐ chấm dứt.
    Thực tiễn đã chứng minh HĐLĐ tạo thuận lợi cho các bên trong QHLĐ khi giao kết,
    thực hiện công việc th o th a thuận. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
    thể khi một bên không còn muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ do ý chí của họ đòi h i pháp
    luật phải có những uy định chặt chẽ, cụ thể về việc này, bởi hệ uả của nó đối với các
    bên và xã hội là không nh . Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ giải phóng các chủ
    thể kh i những uyền và ngh a vụ đã từng ràng buộc họ trước đó. à hành vi này được
    coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên của QHLĐ khi có sự vi phạm cam kết trong hợp
    đồng, vi phạm pháp luật lao động từ phía bên kia hay các trường hợp pháp luật uy định.
    Bảo vệ NLĐ chống lại tình trạng bị chấm dứt HĐLĐ một cách t y tiện và đảm bảo lợi
    ích hợp pháp của NSDLĐ trong các chuẩn mực, hành lang pháp lý do nhà nước ban hành
    là mối uan tâm hàng đầu của pháp luật lao động các nước trên thế giới, trong đó có iệt
    Nam. Đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn là yếu tố quan trọng góp phần
    cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường lao động.
    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các chủ thể trong QHLĐ là uyền được pháp luật
    nước ta ghi nhận từ Sắc lệnh 29/SL năm 1947 và được đưa vào BLLĐ 1994, Luật sửa đổi,
    bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002, 2006, 2007 và các văn bản liên quan. Trong
    quá trình thực hiện, các văn bản này đã bộc lộ những bất cập, thiếu hiệu quả thực tế.
    BLLĐ vừa được Quốc hội thông ua ngày 18/6/2012 đã có những sửa đổi, bổ sung đối
    với nội dung này. Tuy nhiên, sau khi được ban hành, BLLĐ mới vẫn bộc lộ không ít các
    vấn đề cần nghiên cứu, tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện uy định về đơn
    phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 2012 và đưa vào các văn bản hướng dẫn thi hành
    trong thời gian tới.
    So với pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các quốc gia trên thế giới (Đức,
    Nga, Trung Quốc ), các Công ước quốc tế có liên quan của ILO (Công ước số 158,
    135 ), uy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt HĐLĐ vẫn
    còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
    vào các thể chế kinh tế quốc tế, đòi h i cần phải có sự cải cách nhanh chóng, phù hợp,
    hiệu quả của pháp luật, đặc biệt là pháp luật về HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ
    th o hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật lao động của các
    nước và của ILO.
    Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Pháp luật về đơn
    phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn
    ” để làm luận án
    tiến s với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đơn phương chấm dứt
    HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay.
    (Những nội dung tô đậm, in nghiêng trong luận án do tác giả muốn nhấn mạnh)

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận án là làm sáng t một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp
    luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện
    pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách
    uan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập của nước ta hiện nay. Qua
    đó, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm
    dứt HĐLĐ.
    Với mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
    1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm của đơn phương
    chấm dứt HĐLĐ, ý ngh a và hệ quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối
    với các bên trong QHLĐ;
    2. Nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật và nội dung điều chỉnh
    bằng pháp luật đối với việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ để làm cơ sở đánh giá tính hợp
    lý của pháp luật hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ;
    3. Nghiên cứu thực trạng pháp luật nước ta về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và
    thực tiễn thực hiện các uy định này nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của
    các uy định hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, tạo tiền đề cho việc đưa ra kiến
    nghị hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ;
    4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt
    HĐLĐ ở Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Là các văn bản pháp luật về HĐLĐ nói chung, chấm dứt HĐLĐ và đơn phương
    chấm dứt HĐLĐ nói riêng;
    Thực trạng pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và một số văn
    bản pháp luật mới được ban hành về nội dung này.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Chấm dứt HĐLĐ là một trong những nội dung cơ bản của chế định HĐLĐ và có
    mối quan hệ với rất nhiều các uy định trong BLLĐ nên là vấn đề khá rộng có thể nghiên
    cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án này, tác
    giả chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý của vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ -là một trong những trường hợp chấm dứt HĐLĐ, nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống
    những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Luận án đánh
    giá thực trạng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam, từ đó nêu những
    kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong điều kiện của
    nước ta hiện nay.
    Vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ chủ yếu gắn với điều kiện kinh tế thị trường
    và là hiện tượng khách uan phát sinh trong uá trình lao động, do đó luận án tập trung
    nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong
    bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc viện dẫn pháp luật một số quốc gia có tính chất
    tham khảo.
    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một vấn đề khá phức tạp, có thể liên uan đến
    nhiều ngành luật như: Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự . Trong
    phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu việc điều chỉnh
    pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các ngành luật khác mà chỉ tập trung
    nghiên cứu pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ với tư cách là một bộ phận của chế
    định HĐLĐ trong pháp luật lao động.

    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Về phương diện lý luận, luận án góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về
    đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong pháp luật Việt Nam để các nhà lập pháp, các cơ uan
    có thẩm quyền, các cán bộ nghiên cứu, NSDLĐ và NLĐ tham khảo, vận dụng trong quá
    trình thực hiện, giải quyết tranh chấp hay xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn
    phương chấm dứt HĐLĐ.
    Về phương diện thực tiễn, luận án góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện
    hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các bên trong QHLĐ, cũng như hiệu quả quản
    lý của cơ uan uản lý nhà nước về lao động. Đồng thời, kết quả nghiên cứu mà luận án
    đưa ra có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng
    dạy chuyên ngành luật lao động trong các trường đào tạo về luật hay sử dụng trong công
    tác thực tiễn của ngành Tòa án, ngành LĐ-TB&XH để giải quyết các vụ việc cụ thể liên
    quan tới đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Việt Nam.

    5. Tính mới của luận án
    Một là, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu có hệ thống
    và toàn diện cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và pháp luật đơn phương
    chấm dứt HĐLĐ.
    Hai là, luật án đã làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh về đơn phương chấm dứt
    HĐLĐ trên các phương diện kinh tế, xã hội và đặc biệt là điều chỉnh bằng pháp luật để
    thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các bên trong QHLĐ. Luận án đã pháp
    điển hóa pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam thông qua lịch sử hình
    thành và phát triển của pháp luật về vấn đề này.
    Ba là, luận án đã phân tích, bình luận, đánh giá một cách toàn diện và khách quan
    về thực trạng pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam. Qua đó tìm ra những
    điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi của các quy phạm pháp luật về đơn
    phương chấm dứt HĐLĐ hiện hành.
    Bốn là, phân tích, đối chiếu nội dung tương ứng trong pháp luật của các nước và
    của Công ước quốc tế về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm đưa ra kiến nghị để sửa đổi,
    bổ sung, ban hành uy định mới về nội dung, hình thức các uy định của pháp luật về
    đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành trong
    thời gian tới.
    Luận án là đề tài nghiên cứu có hệ thống các vấn đề pháp lý liên uan đến đơn
    phương chấm dứt HĐLĐ. Những kiến nghị cụ thể của tác giả sẽ là cơ sở khoa học cho
    việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, góp phần
    tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động trong điều kiện kinh tế thị trường
    ở Việt Nam. Luận án góp phần hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
    cũng là góp phần vào việc bảo đảm cho các QHLĐ ở nước ta ngày càng ổn định, hài hòa
    và tăng tính an toàn pháp lý. Từ đó, sẽ giảm thiểu được rủi ro cho các bên khi đơn
    phương chấm dứt HĐLĐ và bảo đảm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các chủ
    thể được pháp luật bảo vệ th o uy định.
     
Đang tải...