Luận Văn Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 4


    1.1. Khái quát chung về bảo hiểm .4


    1.1.1. Khái niệm bảo hiểm 4


    1.1.2. Bản chất, đặc điểm, tác dụng và vai trò của bảo hiểm .7


    1.1.2.1. Bản chất của bảo hiểm 7


    1.1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm .8


    1.1.2.3. Tác dụng và vai trò của bảo hiểm .9


    1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm .11


    1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm trên thế giới 11


    1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm ở Việt Nam .13


    1.3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm .15


    1.3.1. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trên thế giới 15


    1.3.1.1. Luật bảo hiểm Châu Âu lục địa .15


    1.3.1.2. Luật bảo hiểm Anh-Mỹ 16


    1.3.1.3. Luật bảo hiểm Châu Á .16


    1.3.2. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam .17


    1.3.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm .17


    1.3.2.2. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm .18


    Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM .22


    2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 22


    2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .22


    2.1.2. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .23


    2.2.Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 25


    2.2.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 25


    2.2.2. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 26


    2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .28


    2.3.1. Đại hội đồng cổ đông .28

    2.3.2. Hội đồng quản trị 29


    2.3.3. Tổng giám đốc (Giám đốc) .30


    2.4.3. Quản lý quỹ và đầu tư vốn 39


    2.5. Chế độ tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .40


    2.5.1. Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 40


    2.5.2. Chế độ kế toán của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .41


    2.5.3. Trích lập quỹ dự phòng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 42


    3.5.4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm43


    2.6. Giải thể, phá sản doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .45


    2.6.1. Giải thể doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .45


    2.6.2. Phá sản doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .45


    Chương 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP CỦA PHÁP LUẬT


    VÈ DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM 47


    3.1. Thực tiễn về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam .47


    3.1.1. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .47


    3.1.2. Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 49


    3.1.3. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 50


    3.1.4. Chế độ tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .52


    3.2. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 53


    3.2.1. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .53


    3.2.2. Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 55


    3.2.3. Các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 55


    3.2.4. Chế độ tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm .56


    KÉT LUẬN CHUNG .58


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .60

    LỜI NÓI ĐẦU


    Kinh doanh bảo hiểm là một trong lĩnh vực kinh doanh đã được hình thành từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ trên thế giói. Ngày nay, kinh doanh bảo hiểm có một ví trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các hoạt động của bảo hiểm xâm nhập vào mọi lĩnh vực và góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế - xã hội.


    Ở Việt Nam hoạt động kinh doanh bao hiểm chỉ mói phát triển gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn thiếu kinh nghiệm so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng đóng vai trò to lớn góp phàn phát triển đất nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội.


    Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, trên thị trường sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp, tập đoàn bảo hiểm lớn, nhiều kinh nghiệm lẫn nguồn tài chính vững mạnh đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã ký các thỏa thuận cam kết song phương, đa phương trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và là thành viên của WTO với các cam kết mở cửa thị trường. Ngoài ra, hệ thống luật có liên quan đến các vấn đề quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã thay đổi như Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005.


    Do đó, người viết cho rằng việc nghiên cứu các quy định của luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là vấn đề thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là cần thiết. Ta thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay rất sôi động và tiềm năng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là mô hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và phát triển trong giai đoạn hiện nay, vì vậy cần có khung pháp lý bao trùm các vấn đề trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và phù hợp với cam két WTO. Với dân số khoảng 82 triệu dân, khoảng 50 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là khá khiêm tốn, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Từ đó thu hút nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: “ Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm”.


    ★ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI


    Như đã biết, đây là đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn cho nên người viết đã chọn đề tài này cho luận vãn tốt nghiệp của mình. Trong đề tài, người viết đi sâu vào phân tích pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở so sánh các quy phạm pháp luật có liên quan và đối chiếu việc áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở đó tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để thấy được những ưu điểm, tiến bộ và những hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể, góp một phần nhỏ vào việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


    ★ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


    Việc xác định phạm vi nghiên cứu chính xác sẽ giúp cho việc bố cục rõ ràng, trên cơ sở nghiên cứu Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, khi nghiên cứu đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bao hiểm” người viết tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử hình thành bảo hiểm, pháp luật điều chỉnh về kinh doanh bảo hiểm, khái niệm, đặc điểm và loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, vấn đề thành lập, cơ cấu tổ chức, các hoạt động kinh doanh, chế độ thu-chi, vấn đề giải thể, phá sản doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.


    ★ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    Đối tượng nghiên cứu được xác định rõ sẽ giúp cho việc nghiên cứu thuận lợi và đi đúng hướng. Qua tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, người viết đã định hướng đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quy định của pháp luật hiện hành về cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Đây là chủ thể liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu của đề tài. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam.


    ★ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU


    Phương pháp của người viết trong đề tài này dựa trên các cơ sở khoa học pháp lý, đồng thời áp dụng các phương pháp sau:


    ■ Phương pháp phân tích luật viết với cách đọc kỹ các quy phạm pháp luật, tìm hiểu vấn đề chung nhất liên quan đến đề tài.


    ■ Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan một cách chọn lọc.


    ■ Phương pháp so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật và làm rõ vấn đề pháp lý của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.


    ■ Phương pháp tiếp cận thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, intenet . và sử dụng phương pháp quy nạp để khái quát vấn đề nghiên cứu.


    ★ BỐ CỤC ĐỀ TÀI


    Luận văn tốt nghiệp bao gồm các phần sau:

    ■ Lời nói đầu.


    ã Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm.


    Chương này nhằm khái quát những vấn đề lý luận chung liên quan đến nguồn gốc hình thành bảo hiểm, các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và pháp luật điều chỉnh về kinh doanh bảo hiểm.


    ã Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.


    Chương này đi sâu phân tích các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Bằng phương pháp đối chiếu, so sánh với các quy định trước đó và tham khảo dự thảo Luật của Chính phủ trinh Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm để xem xét tính phù hợp của pháp luật Việt Nam hiện hành, từ đó là cơ sở đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.


    ■ Chương 3: Thực tiễn và giải pháp của pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.


    Chương này người viết tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, các hoạt động kinh doanh và cam kết của Việt Nam và WTO. Đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


    ■ Kết luận chung.







     

    Các file đính kèm:

    • 18-.pdf
      Kích thước:
      21.3 MB
      Xem:
      1
Đang tải...