Tiến Sĩ Pháp luật về doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ công - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2013


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Hoạt động cung ứng hàng hoá, dịch vụ công (HH, DVC) [xem: 81; Điềi 3, Khoản 2, 9] ở các quốc gia trên thế giới giữ một vị trí hết sức quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam trong những năm qua, cung ứng HH, DVC đóng vai trò là điều kiện ổn định chính trị, phát triển bền vững, an toàn; đảm bảo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Yêu cầu phát triển HH, DVC đang đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học và toàn xã hội đổi mới cách tiếp cận, tìm kiếm mô hình tiến bộ, khoa học và phù hợp cho việc thực hiện hoạt động cung ứng HH, DVC ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn.
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI tiếp tục khẳng định “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ” [36, tr.11], xem thêm: [28], [29], 30], [31], [34], [73, Điều 15]; và tiếp tục “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”[36, tr.75]. Vai trò của HH, DVC càng có ý nghĩa quan trọng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
    Vậy HH, DVC là gì? Ai là người cung ứng, người thụ hưởng HH, DVC? Việc cung ứng HH, DVC thể hiện dưới những hình thức và phương pháp nào? Mối quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực trong cung ứng HH, DVC; đâu là địa bàn trọng yếu cần được thụ hưởng HH, DVC; loại hình cung ứng thuộc nhóm nào, chế độ chính sách cho từng loại hình; mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội của việc cung ứng HH, DVC? Đặc biệt, làm thế nào để sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về doanh nghiệp (DN) cung ứng HH, DVC; những bất cập của pháp luật hiện hành về DN cung ứng HH, DVC; phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC? Đó là những vấn đề cơ bản đang đặt ra cho lĩnh vực khoa học pháp lý nghiên cứu tìm phương hướng, giải pháp xây dựng hệ thống các quy tắc xử sự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội về cung ứng HH, DVC phù hợp, khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
    Thời gian qua, hoạt động cung ứng HH, DVC được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Vì vậy, lĩnh vực này ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động cung ứng HH, DVC và góp phần cụ thể hoá Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 1995, Ngày 2-10-1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/CP quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của các DNNN hoạt động công ích. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng quy định về những vấn đề liên quan đến hoạt động của DNNN cung ứng HH, DVC [10], [74]. Trên cơ sở đó, nhiều Bộ, ngành cũng đã ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ liên quan đến DNNN hoạt động trong lĩnh vực này.
    Luật DNNN 2003 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 tiếp tục phân biệt hai loại hình DNNN (DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích), tạo điều kiện cho loại hình DNNN cung ứng HH, DVC giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và tiếp tục được chính thức ghi nhận trong các văn bản pháp luật [76].
    Qua một quá trình thực hiện pháp luật về DN, thực tiễn đã chứng minh rằng: Đã đến lúc đất nước ta cần phải có một đạo luật thống nhất qui định các loại DN không phân biệt của Nhà nước hay tư nhân .; đặc biệt là quy định rõ hơn về "DN có sản xuất (SX), cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (DVCI)" [79, điều 10] và "DN phục vụ quốc phòng, an ninh" [79, điều 167]. Ngày 29 - 11 - 2005, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật DN quy định về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ . của các loại hình DN.
    Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về HH, DVC nước ta vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, chưa tạo ra được cơ chế giải quyết, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng và bức thiết đang đặt ra mà nguyên nhân trực tiếp là do “hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước chưa đủ rõ, còn trùng lặp và chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước” [35, tr.1]. “Thể chế luật pháp về quản lý tài chính công tuy có nhiều đổi mới nhưng còn bất cập. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân” [35, tr.1].
    Để từng bước giải quyết những vướng mắc đó, cần “đẩy mạnh vững chắc việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và xã hội hoá một số loại hình dịch vụ công cộng (DVCC)” [35, tr.6] đang là chủ trương và giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Thực hiện cơ chế tổ chức hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công (DVC) theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán thu - chi không vì lợi nhuận tối đa và nhà nước không bao cấp bình quân. Cải cách tài chính công phục vụ cho chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá trong các ngành ." [35]; "Phát huy trách nhiệm và tính sáng tạo, chủ động của các đơn vị này nhằm cung cấp các DVC ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân” [35].
    Mặc dù thời gian qua, Đảng ta đã có chủ trương, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật khuyến khích, định hướng cho hoạt động cung ứng HH, DVC; nhiều ngành khoa học cũng đã có sự quan tâm, nghiên cứu và có kết quả nhất định phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện chính sách liên quan đến hoạt động cung ứng HH, DVC. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, có nhiều hoạt động và công trình nghiên cứu có liên quan đến cung ứng HH, DVC nhưng hầu hết vẫn còn dừng lại ở mức độ đơn lẻ, chưa nghiên cứu một cách tổng thể, đầy đủ và triệt để các vấn đề pháp lý về cung ứng HH, DVC. Để góp phần xây dựng hệ thống lý luận và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung ứng HH, DVC, đề tài Luận án Tiến sỹ luật học “Pháp luật về DN cung ứng HH, DVC - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” sẽ góp phần nghiên cứu toàn diện những vấn đề pháp luật về tổ chức, hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ của loại hình DN cung ứng HH, DVC; đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về loại hình DN này ở Việt Nam hiện nay.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận án nhằm:
    - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn của hoạt động cung ứng HH, DVC và pháp luật về DN cung ứng.
    - Tìm ra những quy định bất cập của pháp luật hiện hành về DN cung ứng HH, DVC; đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của DN cung ứng HH, DVC.
    Từ mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
    - Tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận về HH, DVC và hoạt động cung ứng; sự cần thiết của hoạt động cung ứng HH, DVC trong nền kinh tế - xã hội; vai trò của nhà nước và cá nhân, tổ chức khác trong cung ứng và quản lý hoạt động cung ứng HH, DVC
    - Phân biệt DN hoạt động cung ứng HH, DVC với một số loại DN khác; từ đó, xây dựng cơ chế cung ứng và quản lý thích hợp đối với từng loại hình DN cung ứng HH, DVC.
    - Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về DN cung ứng HH, DVC; phát hiện những bất cập của pháp luật trong mối quan hệ với thực tiễn cung ứng HH, DVC.
    - Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các vấn đề sau:
    - Khái niệm, đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của loại hình HH, DVC và hoạt động cung ứng;
    - Thực trạng và nhu cầu của xã hội, các yếu tố tác động đến việc cung ứng và thụ hưởng loại HH, DVC; từ đó đề xuất các qui trình, thứ tự ưu tiên trong việc cung ứng các loại hình HH, DVC để tạo ra sự cân bằng, ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    - Thực trạng và bất cập của pháp luật qui định về DN cung ứng, người thụ hưởng; cơ quan quản lý, điều hành hoạt động cung ứng; trách nhiệm của các DN khi tham gia hoạt động cung ứng và thụ hưởng HH, DVC
    - Mối quan hệ giữa nhà nước với các DN cung ứng HH, DVC; tìm mô hình tổ chức hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực nhằm đảm bảo việc cung ứng đầy đủ, chất lượng cho toàn xã hội.
    - Đặc trưng của hoạt động cung ứng HH, DVC làm căn cứ so sánh với các hoạt động khác trên phạm vi quốc gia và ở một số nước trên thế giới, tìm những ưu điểm, hạn chế, đề xuất phương hướng và giải pháp cho hoạt động hoàn thiện pháp luật về cung ứng HH, DVC ở Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể .
    - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các Chương của luận án để xem xét từng vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lịch sử, lý luận, pháp lý với thực tiễn tổ chức thực hiện. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong Chương 2, Chương 3 của luận án. Từ đó, phương pháp này cũng được sử dụng để xem xét, đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam (Chương 4)
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các Chương của luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các hiện tượng, các quan điểm về DN cung ứng HH, DVC; các quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC; tổng hợp, phân tích để rút ra bản chất của các hiện tượng, các quan điểm, quy định và hoạt động thực tiễn (Chương 1, Chương 2, Chương 3); từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam (Chương 4).
    - Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án.
    - Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2 của luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng, quy định các mô hình và thực hiện pháp luật về cung ứng HH, DVC ở các nước trên thế giới; rút ra những điểm chung, những khác biệt giữa các quốc gia. Ngoài ra, tại Chương 4 của luận án cũng sử dụng phương pháp này để so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC trong giai đoạn hiện nay.
    - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2, Chương 4 của luận án nhằm đưa ra những cứ liệu trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn liền với các hoạt động cung ứng HH, DVC ở Việt Nam. Những trình bày, đánh giá về các hoạt động này cũng được đặt trong những bối cảnh lịch sử, mối quan hệ qua lại với những yếu tố lịch sử khác. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng tại các Chương khác của luận án khi trình bày, phân tích và đánh giá pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam và thế giới.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Với việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên đây, nội dung của Luận án đạt được những ý nghĩa khoa học sau:
    - Xây dựng khái niệm và đặc điểm, tiêu chí xác định và phân loại HH, DVC; DN cung ứng HH, DVC làm cơ sở lý luận để đối chiếu các quy định của pháp luật, giải quyết các vấn đề khoa học có liên quan.
    - Với việc xây dựng cơ sở lý luận nêu trên, luận án góp phần xây dựng phương pháp tiếp cận và quản lý, nâng cao chất lượng cung ứng HH, DVC
    - Phân tích vai trò của Nhà nước, của DN, các tổ chức và cộng đồng dân cư tham gia việc cung ứng, sử dụng HH, DVC trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Xây dựng một số khái niệm khoa học pháp lý vào hệ thống lý luận cơ bản về HH, DVC và DN cung ứng .
    - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những điểm bất cập, chưa phù hợp;
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp làm cơ sở khoa học cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài;
    Chương 2. Lý luận về DN cung ứng HH, DVC và pháp luật về DN cung ứng HH, DVC
    Chương 3. Thực trạng pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam;
    Chương 4. Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DN cung ứng HH, DVC ở Việt Nam.
     
Đang tải...