Tài liệu Pháp luật về Điều ước quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Do nhiều nguyên nhân khác nhau và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam trongmỗi thời kì mà hệ thống pháp luật Việt Nam trong một thời gian dài chưa được hoàn chỉnh. Pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Mặc dù lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung nhưng nếu so sánh với các lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam như pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế thương mại . thì pháp luật về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam được hình thành chậm hơn.
    Từ năm 1980 trở về trước, mặc dù trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn rất thấp, quan hệ đối ngoại còn hạn hẹp nhưng đã có một số văn bản quy định về điều ước quốc tế của Việt Nam được ban hành. Đây chính là nền móng cơ bản đầu tiên cho sự phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn của pháp luật Việt Nam về điều ước
    quốc tế sau này.(1) Thậm chí, ngay từ khi
    Hiến pháp năm 1946 chưa được thông qua, một trong các hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam mới chính là việc trực tiếp kí kết và thực hiện những điều ước quốc tế song phương đầu tiên, đó là Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp (kí ngày 6/3/1946) và bản Tạm ước ngày 14/9/1946.





    Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 27/10/1989 (sau đây gọi là Pháp lệnh năm 1989), tiếp theo đó, ngày 28/5/1992 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 182/HĐBT quy định thi hành chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này (sau đây gọi là Nghị định số 182) chính là văn bản pháp luật mang tính chuyên ngành đầu tiên quy định tương đối đầy đủ về công tác điều ước quốc tế của Việt Nam. Từ chỗ chỉ có một vài điều khoản ghi nhận về thẩm quyền kí kết và phê chuẩn điều ước quốc tế trong các bản Hiến pháp và một số quy định trong các văn bản pháp luật khác, chúng ta đã có riêng một văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất chuyên ngành về công tác điều ước quốc tế của Việt Nam. Trong gần 10 năm tồn tại, Pháp lệnh năm 1989 đã thực sự trở thành một trong những công cụ pháp lí phục vụ hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà nước ta trong lĩnh vực kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế. Sự gia tăng về số lượng điều ước quốc tế được kí kết, tính đa dạng của các loại hình điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia là minh chứng cụ thể cho những đóng góp không thể phủ nhận của Pháp lệnh năm 1989 vào việc triển khai chính sách đa phương, đa dạng hoá quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam.





    Pháp lệnh năm 1989 là căn cứ pháp lí quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xúc tiến các hoạt động kí kết và thực hiện điều ước quốc tế với các đối tác. Nếu như trước kia, quan hệ điều ước quốc tế của Việt Nam (nhất là các quan hệ điều ước quốc tế song phương với các nước thuộc hệ thống XHCN) hầu như chỉ là các quan hệ một chiều, mang tính “trợ giúp” là chính thì các điều ước quốc tế được kí kết thời kì sau này đã thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, các bên cùng có lợi. Pháp lệnh cũng góp phần không nhỏ trong việc xác định sự phân cấp về thẩm quyền giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong lĩnh vực điều ước quốc tế.
    Các quy định trong Pháp lệnh năm 1989 cũng đã giúp cho hoạt động kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam được “bài bản” và phù hợp hơn với pháp luật quốc tế nói chung và luật điều ước quốc tế nói riêng. Mặc dù ở giai đoạn này, Việt Nam chưa đặt ra vấn đề gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, nhiều quy định trong Pháp lệnh tuy chưa cụ thể, chi tiết nhưng cũng đã đạt được sự phù hợp nhất định với Công ước Viên và
    thực tiễn quốc tế.(2) Nhìn chung, Pháp lệnh
    năm 1989 đã hoàn thành ở mức độ nhất định “sứ mệnh” lịch sử của mình trong giai đoạn “giao thời” giữa chế độ tập trung bao cấp và chế độ kinh tế thị trường định hướng XHCN. Được xây dựng và ban hành vào những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những mặt tích cực, các quy định của Pháp lệnh năm 1989 cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Sự



    phiến diện và hạn chế này không chỉ xuất phát từ chính bản thân các quy định của Pháp lệnh năm 1989 mà trong thực tiễn thực thi Pháp lệnh cũng nảy sinh không ít các vấn đề cần được làm rõ như về danh nghĩa kí kết, về giải thích điều ước quốc tế .
    Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng chưa
    được đề cập trong Pháp lệnh năm 1989 mặc dù thực tiễn hoạt động điều ước quốc tế của Việt Nam đã và sẽ có thể đặt ra. Cụ thể: Vấn đề rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế,(3) các căn cứ để tiến hành đình chỉ hiệu lực
    hoặc huỷ bỏ điều ước quốc tế,(4) thời hạn để
    tiến hành các hoạt động không được quy định một cách cụ thể dẫn tới sự chậm trễ trong công tác kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của các cơ quan chức năng (5)
    Trong Pháp lệnh còn một số quy định chưa rõ ràng, có thể làm cho công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động kí kết và thực hiện điều ước quốc tế kém hiệu quả. Bằng chứng cho mặt hạn chế này chính là quy định của khoản 5 Điều 11 Pháp lệnh, theo đó “từng thời kì, theo quy định hoặc khi có yêu cầu, cơ quan cấp ngành phải báo cáo lên Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước hoặc Quốc hội về việc thực hiện điều ước quốc tế đã kí kết đồng thời thông báo cho Bộ ngoại giao để theo dõi”. Trong thực tế, khi Bộ ngoại giao thực hiện chức năng giúp Hội đồng bộ trưởng đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện điều ước quốc tế bằng việc yêu cầu các cơ quan cấp ngành thông báo việc thực hiện điều ước quốc tế của ngành thì hiếm khi có được sự hồi âm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...