Tiểu Luận Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài - bài thu hoạch

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bài gồm 1 bản word và 1 sile thuyết trình




    I.
    Khái niệm
    Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
    II. Chủ thể, điều kiện và các hình thức được đầu tư ra nước ngoài theo luật VN
    1. Chủ thể được đầu tư ra nước ngoài: Điều 2, nghị định 78/2006/NĐ-CP
    Các nhà đầu tư tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà đầu tư) gồm:
    [​IMG] Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
    [​IMG] Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.
    [​IMG] Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
    [​IMG] Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.
    [​IMG] Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
    [​IMG] Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.
    [​IMG] Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
    2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài: Điều 3, luật Đầu tư 2005 và điều 7, nghị định 78/2006/NĐ-CP
    [​IMG] Các hình thức đầu tư bao gồm:
    - Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
    - Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
    [​IMG] Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
    o Ngoại tệ.
    o Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm.
    o Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ.
    o Các tài sản hợp pháp khác.
    3. Điều kiện được đầu tư ra nước ngoài: Điều 76, Luật đầu tư 2005 và điều 4, nghị định 78/2006/NĐ-CP
    [​IMG] Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
    o Có dự án đầu tư ra nước ngoài;
    o Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;
    o Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
    [​IMG] Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    [​IMG] Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
    4. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài: Điều 75, luật Đầu Tư 2005
    [​IMG] Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
    [​IMG] Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam
    III. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
    1. Thẩm quyền chấp nhận đầu tư: Điều 9, nghị định 78/2006/NĐ-CP
    Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
    [​IMG] Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
    [​IMG] Dự án đầu tư không quy định tại khoản 1 Điều này có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
    2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư: Điều 10, nghị định 78/2006/NĐ-CP
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
    [​IMG] Dự án đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
    [​IMG] Dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này.
    3. Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư: Điều 11, điều 12, điều 13, điều 14 nghị định 78/2006/NĐ-CP
    a. Dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
    [​IMG] Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam;
    [​IMG] Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên.
    b. Giấy chứng nhận đầu tư và các mẫu văn bản khác
    [​IMG] Nội dung chủ yếu của Giấy chứng nhận đầu tư gồm:
    · Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
    · Mục tiêu đầu tư, quy mô dự án đầu tư.
    · Tên quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận dự án đầu tư.
    · Vốn đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...