Tài liệu Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam – Qúa trình hình thành và phát triển

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Những ưu điểm và thành công của pháp luật về đầu tư
    Từ khi nước ta tiến hành “mở cửa” và
    đổi mới toàn diện đến nay, pháp luật đầu tư của nước ta đã có bước tiến dài về số lượng cũng như về chất lượng của các văn bản pháp luật. Có thể kể đến những ưu điểm và thành công của pháp luật đầu tư như sau:
    - Số lượng các văn bản bản pháp luật về đầu tư ngày càng nhiều, thiết lập nên hệ thống pháp luật về đầu tư ngày càng hoàn chỉnh.
    Trước thời kì đổi mới, pháp luật về đầu tư của nước ta dường như chưa có gì ngoài Nghị định số 115/CP năm 1977 ban hành bản Điều lệ đầu tư nước ngoài (với nhiều nhược điểm). Từ khi có đường lối đổi mới, Nhà nước ta đã từng bước thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, trong đó có lĩnh vực pháp luật về đầu tư.
    Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư có bước phát triển nhanh chóng, ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh, tạo ra hành lang pháp lí cần thiết, môi trường pháp lí ngày càng thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Những văn bản pháp luật cần thiết nhất cho việc điều chỉnh và quản lí hoạt động đầu tư đã được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều
    thời điểm, đó là: Luật đầu tư nước ngoài





    Luật doanh nghiệp tư nhân (1990, 1994), Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ti tài chính (1990, 2004), Hiến pháp (1992, 2001), Luật phá sản doanh nghiệp (1993, 2004), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994, 1998), Luật doanh nghiệp nhà nước (1995, 2003), Bộ luật dân sự (1995, 2005), Luật hợp tác xã (1996, 2003), Luật doanh nghiệp (1999, 2005), Luật cạnh tranh (2004), Luật sở hữu trí tuệ (2005), Luật đấu thầu (2005), Luật kinh doanh bảo hiểm (2006), Luật đầu tư (2005), Luật kinh doanh bất động sản (2006), Luật chứng khoán (2006) Có thể nói rằng đây là những văn bản pháp luật quan trọng và cần thiết nhất cho việc điều chỉnh và quản lí hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
    Những văn bản pháp luật nói trên liên quan chặt chẽ với nhau và tạo nên môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và hấp dẫn ở Việt Nam. Chính vì vậy, trong những năm qua, nước ta đã thu hút được trên 6.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 58 tỉ USD, vốn đầu tư thực hiện trên 37 tỉ USD; hơn 200 nghìn doanh nghiệp dân doanh mới được thành lập với hàng chục nghìn tỉ đồng từ các nhà đầu tư trong nước; khối lượng hàng hoá xuất khẩu tăng nhanh; năm 2006 xuất khẩu trên 30 tỉ USD; nền
    kinh tế phát triển liên tục, GDP hàng năm

    (1986, 1990, 1992, 1996, 2000), Pháp lệnh

    hợp đồng kinh tế (1989), Luật công ti và

    * Trường Đại học Luật Hà Nội



    tăng từ 7% đến hơn 8% .
    - Trong những năm gần đây, các quy định pháp luật về đầu tư đã đầy đủ, cụ thể, chi tiết, chính xác hơn, ít có sự mâu thuẫn và chồng chéo. Pháp luật về đầu tư đã đưa ra được ngày càng nhiều mô hình doanh nghiệp và phương thức tổ chức, quản lí, điều hành doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn cho phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và năng lực mọi mặt của họ.
    - Pháp luật về đầu tư về cơ bản đã bảo đảm được quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, bước đầu bảo đảm cho họ được bình đẳng trước pháp luật, ngày càng bám sát thực tiễn, tạo điều kiện ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các nhà đầu tư.
    Nếu như trước đây, các văn bản pháp luật
    về đầu tư như Hiến pháp năm 1980, Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 bao gồm những quy định xa rời thực tế, không tưởng, không khả thi, không bảo đảm quyền tự do kinh doanh, sự bình đẳng trước pháp luật và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư . thì trong những năm đổi mới, các quy định trong các văn bản pháp luật về đầu tư, về cơ bản, đã bảo đảm được quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, bước đầu bảo đảm cho họ được bình đẳng trước pháp luật, đã ngày càng bám sát thực tiễn, thể chế hoá những kinh nghiệm tốt, nhận thức rõ và thoả mãn được những mối quan tâm, những công việc và nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư, làm cho các nhà đầu tư tin tưởng vào pháp luật, tuân thủ pháp luật đầu tư của chúng ta.
    - Những kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư của các nước khác



    ngày càng được các nhà làm luật ở nước ta tham khảo và học tập.
    Trong những năm đổi mới, chúng ta đã
    chủ động và tích cực tìm hiểu, học tập các nước trong khu vực, các nước tại châu Á, các nước công nghiệp phát triển, các nước có truyền thống và kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật về đầu tư. Nhiều đoàn cán bộ lập pháp và hành pháp đã ra nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã được mời đến nước ta để truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư. Hiện nay, hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam đã khá đầy đủ và khá tương thích với hệ thống pháp luật về đầu tư của các nước trong khu vực; trong một số lĩnh vực, đã có nhiều quy định tương thích với pháp luật của các nước khác trên thế giới, của các định chế thương mại quốc tế.
    - Từng bước tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật của WTO để điều chỉnh, sửa đổi pháp luật về đầu tư trong nước cho phù hợp.
    Trong những năm qua, chúng ta kiên trì thực hiện chủ trương “mở cửa, hội nhập”, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, chế độ xã hội”, tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới. Do đó, chúng ta đã kí kết và gia nhập nhiều công ước quốc tế, kí kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại, bảo đảm và khuyến khích đầu tư. Năm 2006, nước ta đã được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khi là thành viên chính thức của WTO, chúng ta phải tuân theo các điều



    ước và hiệp định quốc tế cũng như thoả mãn những yêu cầu của WTO, phải sửa đổi, điều chỉnh pháp luật trong nước cho tương thích với các điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như tương thích với hệ thống pháp luật của WTO. Hiện nay, hàng loạt văn bản pháp luật về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung. Việc này sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục trong thời gian tới.
    - Trí tuệ tập thể, ý chí của toàn dân, của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư ngày càng được coi trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư.
    Trong những năm qua, trí tuệ tập thể, ý chí của toàn dân, của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư đã được Nhà nước coi trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư. Từ văn bản quan trọng nhất, có hiệu lực pháp lí cao và rộng nhất như hiến pháp, cho tới các văn bản pháp luật đồ sộ, phức tạp như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp cũng như các nghị định, quyết định của Chính phủ đã được các cơ quan làm luật công bố rộng rãi và tiếp thu những ý kiến xây dựng, góp ý của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, các văn bản pháp luật về đầu tư đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện ngày càng tốt hơn, đáp ứng được các nguyện vọng chính đáng của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư. Chính điều này đã có tác dụng làm cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tự giác thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong các văn bản pháp luật được ban hành, nền kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư nói riêng được điều chỉnh và



    quản lí có hiệu quả ngày càng cao.
    2. Những nhược điểm và bất cập của pháp luật về đầu tư
    Bên cạnh những ưu điểm và thành công
    là chủ yếu, hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư trong những năm qua vẫn còn có những nhược điểm và bất cập. Điều này đã gây ra sự cản trở đối với hoạt động đầu tư ở Việt Nam và làm giảm đi những thành công của sự nghiệp đổi mới quản lí kinh tế của nước ta. Một số những nhược điểm và bất cập chủ yếu của hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư trong những năm vừa qua là:
    - Việc thể chế hoá đường lối, chính sách về phát triển kinh tế, về đầu tư có lúc chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư chưa đáp ứng kịp yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế, của các nhà đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...