Tài liệu Pháp luật về đầu tư – Kinh doanh của một số nước trong Asean

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    oạt động đầu tư - kinh doanh là hoạt
    động không thể thiếu ở bất kì quốc gia nào nhằm duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động đó liên quan đến các vấn đề mở cửa thị trường, phát huy thế mạnh của từng vùng, miền trong giao lưu dân sự quốc tế thông qua các quy định pháp luật của từng quốc gia mà cụ thể bao gồm các quy định về hình thức đầu tư, hình thức doanh nghiệp, các lĩnh vực cho phép, khuyến khích, hạn chế đầu tư kinh doanh, các quy định về ưu đãi mà chủ yếu là ưu đãi về thuế, chế độ sử dụng tín dụng, quản lí ngoại hối, chế độ sở hữu, sử dụng đất đai, bất động sản, thủ tục đầu tư và giải quyết tranh chấp.
    Bằng hoạt động đó, các nước ASEAN đã không ngừng phát triển trong những năm cuối của thế kỉ XX, có nước đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC) và cả khu vực trở thành khu vực kinh tế năng động ở châu Á - Thái Bình Dương (khu kinh tế tự do AFTA). Với ý nghĩa như vậy, bài viết này trình bày đôi nét về pháp luật đầu tư - kinh doanh của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
    I. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT
    ĐỘNG ĐẦU TƯ – KINH DOANH
    Cũng giống như Việt Nam từ những năm cuối của thế kỉ XX, đặc biệt từ năm 2005 đến nay, một số nước trong khối ASEAN





    như Philippine, Malaysia, Thái Lan đều ban hành đạo luật khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với đầu tư nước ngoài, luật không trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trước đây mà những vấn đề này được điều chỉnh chung bởi hai nhóm văn bản pháp luật là:
    - Nhóm thứ nhất gồm các văn bản quy định về lĩnh vực cấm, hạn chế đầu tư cũng như chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư như luật về khuyến khích đầu tư, luật thuế thu nhập.
    - Nhóm thứ hai gồm các văn bản quy định về hình thức tổ chức kinh doanh, quản lí của doanh nghiệp, như luật về công ti, luật đăng kí kinh doanh Các đạo luật này đều chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh - Mĩ (Singapore, Malaysia) hoặc cả hai hệ thống pháp luật Anh - Mĩ và châu Âu lục địa (Thái Lan, Indonesia, Philippine).
    1. Đối với Thái Lan
    Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư
    trong nước có thể tiến hành hoạt động đầu tư
    – kinh doanh của mình theo các văn bản pháp luật tương ứng, cụ thể là:




    * Vụ pháp luật quốc tế - Bộ tư pháp



    - Luật khuyến khích đầu tư quy định các nguyên tắc và thủ tục khuyến khích đầu tư, gồm bảo đảm đầu tư, bảo lãnh, các ưu đãi thuế và phi thuế áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
    - Luật về quản lí các khu công nghiệp quy định các ưu đãi do cơ quan quản lí khu công nghiệp cấp cho các đối tượng có nhà máy hoặc hoạt động trong các khu công nghiệp;
    - Thông báo của cơ quan đầu tư (BOI) năm 2000, thông báo này thay cho thông báo của BOI số 1/2536 năm 1993 quy định các chính sách mới và các tiêu chí hưởng khuyến khích đầu tư bao gồm các tiêu chí cho liên doanh và danh mục các khuyến khích và ưu đãi;
    - Luật về kinh doanh nước ngoài áp dụng đối với các thể nhân không có quốc tịch Thái Lan và pháp nhân có ít nhất 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nước ngoài, công ti hợp doanh trách nhiệm hữu hạn hoặc công ti hợp doanh thường do người nước ngoài là thành viên quản lí. Luật quy định ba danh mục ngành nghề gồm danh mục cấm, danh mục do bộ trưởng cho phép trên cơ sở chấp thuận của Văn phòng Thủ tướng, danh mục do cục trưởng Cục đăng kí kinh doanh thương mại cho phép trên cơ sở chấp thuận của Uỷ ban về kinh doanh nước ngoài. Theo quy định của Luật này thì tỉ lệ tham gia vốn nước ngoài trong các ngành nghề quy định nói trên không bị hạn chế.
    2. Đối với Malaysia
    Malaysia không có luật đầu tư nước ngoài mà mọi hoạt động đầu tư nước ngoài



    cũng như hoạt động đầu tư trong nước đều chịu sự điều chỉnh chung theo các luật sau:
    - Luật điều phối công nghiệp năm 1975 quy định việc điều phối và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch chung của nhà nước;
    - Luật khuyến khích đầu tư năm 1986 quy định chế độ ưu đãi đầu tư cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và khách sạn;
    - Luật công ti năm 1965 quy định trình tự, thủ tục đăng kí thành lập của tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động đầu tư - kinh doanh tại Malaysia;
    - Luật về các khu tự do năm 1990 quy định các hoạt động nhập khẩu đối với nguyên liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị và xuất khẩu các thành phẩm, hàng hoá công nghiệp ;
    - Luật thuế thu nhập năm 1967 quy định các loại thuế suất, chế độ miễn giảm và chế độ ưu đãi, ưu đãi đặc biệt đối với các loại thuế này;
    - Luật quản lí ngoại hối năm 1953 quy định về khai báo, quản lí, giám sát việc thanh toán cho các đối tượng không cư trú và chế độ bảo đảm cán cân thanh toán cho trong nước và nước ngoài.
    3. Đối với Philippine
    Philippine có các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư - kinh doanh nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, cụ thể là:
    - Luật đầu tư năm 1987 được sửa đổi theo Luật số 8756 quy định các tiêu chí, điều kiện đầu tư và các chế độ khuyến khích ưu đãi được áp dụng cho các dự án đầu tư trong



    đó có các dự án đầu tư nước ngoài;
    - Luật đầu tư nước ngoài năm 1991 (Luật số 7042) điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi. Trong thời gian gần đây, Luật này đã được sửa đổi, bổ sung để giảm thiểu các yêu cầu về tỉ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp mới từ 500.000USD xuống 200.000USD hoặc 100.000USD nếu dự án đó có áp dụng công
    nghệ tiên tiến;(1)
    - Luật về các đặc khu kinh tế năm 1995 (Luật số 7916) quy định các ưu đãi cho các doanh nghiệp tại các đặc khu kinh tế;
    - Luật về phát triển xuất khẩu năm 1994 (Luật số 7844) quy định các ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
    - Luật về tự do hoá việc thành lập và hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Philippine năm 1999 (Luật số 7721);
    - Luật sửa đổi Luật về xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BOT) (Luật số 7718 năm 1994) quy định các dạng khác nhau của hợp đồng BOT, giảm thiểu các hạn chế liên quan đến việc định giá dịch vụ và phí, cho phép công ti 100% vốn nước ngoài được tham gia dự án BOT tại Philippine.
    - Luật về chống rửa tiền năm 2001, được sửa đổi năm 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan.
    4. Đối với Singapore
    Việc thành lập, hoạt động đầu tư – kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Singapore đều được



    điều chỉnh bằng các luật như: Luật đăng kí kinh doanh, Luật công ti, Luật thuế thu nhập, Luật khuyến khích mở rộng kinh tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    5. Đối với Việt Nam
    Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, trong lĩnh vực đầu tư – kinh doanh Việt Nam đã ban hành hệ thống luật gồm nhiều loại văn bản với những nội dung khá phong phú nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới và các hoạt động đầu tư kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, để phục vụ cho công cuộc hội nhập quốc tế, Việt Nam đã chỉnh lí, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật nói trên. Có thể nêu một số văn bản điển hình gồm: Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật thương mại năm 2005, các luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ - KINH DOANH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...