Luận Văn Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 12/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi nền kinh tế phát triển thì các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng.quá tải! Công tác quy hoạch đô thị ngày càng trở nên khó khăn hơn, trong đó giải phóng mặt bằng là cả một vấn đề. Hơn nữa, để phát triển một đô thị văn minh, hiện đại trong tương lai càng không phải là chuyện dễ. Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất nhanh, cụ thể chỉ từ 19,5% của năm 1990 đã tăng lên gần 27% vào năm 2005. Đô thị phát triển nhanh, kéo theo thị trường bất động sản biến động lớn. Bên cạnh những khó khăn đặt ra trong quá trình đổi mới trên nhiều lĩnh vực, thì đô thị ở Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức không nhỏ. Đó là tỷ lệ người dân ở nông thôn nhập cư vào đô thị ngày càng lớn, tạo ra áp lực về nhà ở và hạ tầng. Theo Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng thì hiện đô thị cả nước có khoảng 25% nhà ở thuộc diện chưa đạt tiêu chuẩn. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 300.000 người sống trong các khu nhà ổ chuột, còn ở Hà Nội có khoảng 30% số dân có diện tích ở không quá 3m2/người. Tính bình quân trên cả nước, mật độ dân cư ở đô thị tới gần 240 người/ha, tức bình quân mỗi người chỉ có khoảng 42m2, trong khi mức tối thiểu đạt chuẩn phải là 100m2. Về nước sạch, chỉ có 50% dân cư đô thị có nước máy đạt chuẩn; chưa có đô thị nào có hệ thống xử lý nước thải, rác thải chất đống trong kênh rạch, ao hồ ngày càng gây ô nhiễm nặng. Cùng với những bất cập trên là tình trạng kẹt xe, ô nhiễm không khí do hạ tầng bị quá tải trầm trọng
    Với mục đích tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hoạt động đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản nhằm thống nhất quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
    Để sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư của xã hội, đáp ứng những đòi hỏi về tiến độ thi công, cũng như nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm của các bên trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phát huy tối đa vai trò tự chủ, tính năng động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã xuất hiện phương thức mới là đấu thầu.
    Phương thức đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Tại Việt Nam phương thức này chỉ mới xuất hiện nhưng nó đã thể hiện là một phương thức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng mới đang trong giai đoạn hoàn thiện nên các quy định còn có nhiều bất cập.
    Giai đoạn từ năm 1954 cho tới 1975 đất nước ta bị chia cắt, pháp luật ở hai miền đất nước hoàn toàn khác biệt. Ở miền bắc việc xây dựng xã hội chủ nghĩa theo mô hình kinh tế tập trung không tạo được môi trường cho sự cạnh tranh kinh tế. Do đó vấn đề đấu thầu không được đặt ra.
    Ở miền Nam trước năm 1975, đấu thầu xây dựng được Chính phủ Việt Nam cộng hoà áp dụng rộng rãi và bắt buộc đối với các công trình do Chính phủ và các tổ chức đoàn thể, cơ quan của chính quyền ngụy đầu tư. Các văn bản về đấu thầu đều do Chính phủ ban hành và áp dụng bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia đấu thầu công trình Chính phủ.
    Trong giai đoạn từ sau khi đất nước thống nhất tới những năm đầu tiên của quá trình đổi mới Việt Nam cũng đã có một số ít văn bản liên quan đến công tác đấu thầu nhưng Quy chế đấu thầu trong xây dựng đầu tiên được ban hành là Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12 tháng 2 năm 1990 và sau này được thay thế bằng Quyết định số 60/BXD/VKT ngày 30 tháng 3 năm 1994. Đây là một bước tiến rõ rệt của việc điều chỉnh công tác đấu thầu trong giai đoạn này. Năm 1996 Nghị định số 43/1996/NĐ-CP ra đời đã được đánh giá là một bước tiến lớn với nhiều điểm tiến bộ hơn hẳn so với các văn bản trước đó quy định về đấu thầu trong xây dựng. Tuy nhiên, chỉ sau một thờ gian ngắn Nghị định số 43/CP được thay thế bằng Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999. Nghị định này đựơc sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 14/CP ngày 5 tháng 5 năm 2000.
    Đến nay công tác đấu thầu được điều chỉnh chủ yếu bằng Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 và Luật đấu thầu 2005. Tuy nhiên một số quy định của pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa rõ ràng và cụ thể dẫn tới việc hiểu và áp dụng không đúng, chưa đảm bảo đúng mục đích của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án nói chung cũng như các công trình xây dựng nói riêng.
    Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) là Tổng công ty kinh doanh đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất kinh doanh với cơ cấu ngành nghề chính là đầu tư, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp Ngoài những ngành nghề đã có và đang đầu tư xây dựng như khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông, các khu công nghiệp, dân dụng, nhà ở sẽ tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn như cầu_hầm_đường bộ quốc gia, công trình cáp điện trung cao thế UDIC bao gồm 27 công ty kể cả bộ máy sản xuất của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.Trong đó có 5 công ty thành viên trong nước và 5 Công ty liên doanh với nước ngoài đã tổng hợp được sức mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lí, thi công cùng đội ngũ cán bộ quản lí, kỹ sư, cử nhân và công nhân nhiệt huyết, kinh nghiệm, có trình độ tay nghề cao với hoạt động sản xuất kinh doanh cùng hệ thống chất lượng ISO đã tạo nên những sản phẩm tốt cả lượng và chất có uy tín trên thị trường đóng góp vào sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
    Qua quá trình thực tập tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nhận thức rõ vấn đề quan trọng của pháp luật về đấu thầu xây lắp trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế của đất nước nói chung, tôi đã chọn đề tài “pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị”.
    Chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: Lí luận chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp.
    Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị .
    Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.


    LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU XÂY LẮPI.KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU THẦU
    1.Khái niệm, đặc điểm của đấu thầu
    1.1.Khái niệm
    1.2. Đặc điểm
    2. Phân loại đấu thầu
    2.1.Theo hình thức lựa chọn nhà thầu
    2.2. Theo phương thức đấu thầu
    2.3. Theonội dung đấu thầu
    2.4. Theo quốc tịch của nhà thầu
    II. PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP
    1. Khái niệm, đặc điểm, quá trình phát triển của pháp luật về đấu thầu xây lắp
    1.1. Khái niệm, đặc điểm của đấu thầu xây lắp
    1.2. Quá trình phát triển của pháp luật về đấu thầu xây lắp
    2. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp
    2.1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau
    2.2. Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai
    2.3. Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu
    2.4. Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng
    2.5. Nguyên tắc bảo đảm dự thầu
    3. Phạm vi và đối tượng áp dụng đấu thầu xây lắp
    3.1. Phạm vi áp dụng
    3.2. Đối tượng áp dụng
    4. Phương thức, hình thức, điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp
    4.1.Phương thức thực hiện đấu thầu xây lắp
    4.2. Hình thức đấu thầu xây lắp
    4.3. Điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp
    5. Trình tự đấu thầu xây lắp
    5.1.Chuẩn bị đấu thầu
    5.2.Tổ chức đấu thầu
    5.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
    5.4. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
    5.5. Thông báo kết quả đấu thầu
    5.6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
    Kết luận chương 1

    Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
    I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
    1.Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
    1.1. Quá trình hình thành của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
    1.2. Địa vị pháp lí của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
    1.3. Hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân
    2. Chức năng, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
    2.1. Chức năng của UDIC
    2.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
    3. Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động
    4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
    4.1. Năng lực sản xuất kinh doanh
    4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
    4.3. Năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật
    4.4. Năng lực kỹ thuật
    II.THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
    1.Việc áp dụng các nguyên tắc pháp luật về đấu thầu xây lắp
    1.1. Nguyên tắc minh bạch
    1.2. Nguyên tắc bảo lãnh
    2. Hình thức và phương thức đấu thầu
    2.1.Hình thức đấu thầu
    2.2. Phương thức đấu thầu
    3. Trình tự đấu thầu
    3.1.Với tư cách là nhà thầu độc lập
    3.2. Với tư cách là nhà thầu liên danh
    Kết luận chương 2

    Chương 3: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
    I. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP
    1. Những kết quả do pháp luật về đấu thầu xây lắp mang lại
    1.1 Tạo hiệu quả đối với các nhà đầu tư
    1.2. pháp luật về đấu thầu xây lắp tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng
    1.3.Pháp luật về đấu thầu hạn chế tình trạng tham nhũng trong hoạt động đầu tư xây lắp
    2. Những hạn chế của pháp luật về đấu thầu xây lắp
    II. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
    1. Những thuận lợi và kết quả đạt được
    2. Những khó khăn còn tồn tại
    III. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
    1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp
    2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị
    Kết luận chương 3

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...