Báo Cáo Pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình – thực tiễn áp dụng tại ủy ban nhân dân xã đông sơn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực hiện năm 2013
    Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN
    Định dạng file word



    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
    6. Kết cấu của đề tài
    NỘI DUNG
    Chương 1: Các vấn đề lý luận chung của pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1
    1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại hộ gia đình 1
    1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1
    1.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình 1
    1.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại 2
    1.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại hộ gia đình 5
    1.1.2. Cơ sở xây dựng và hình thành đất kinh tế trang trại hộ gia đình 6
    1.1.2.1. Cơ sở lý luận 6
    1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn 7
    1.1.3. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của đất đai đối với kinh tế trang trại 8
    1.2. Những quy định của pháp luật đất đai về quản lý đất trang trại 10
    1.2.1. Quyền đại diên chủ sở hữu của cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý đất kinh tế trang trại hộ gia đình 10
    1.2.2. Quy định của pháp luật về việc hộ gia đình sử dụng đất kinh tế trang trại 11
    1.2.2.1. Quy định về hoạt động giao đất, cho thuê đất 11
    1.2.2.2. Quy định về hạn mức giao đất 11
    1.2.2.3. Quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp 13
    1.2.2.4. Quy định về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp 15
    1.3. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình khi sử dụng đất kinh tế trang trại 16
    1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của gia đình sử dụng đất kinh tế trang trại không phải là đất thuê 18
    1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình sử dụng đất kinh tế trang trại là đất thuê 18
    2. Chương 2: Thực trạng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình và Thực tiễn áp dụng tại xã Đông Sơn huyên Đông Hưng tỉnh Thái Bình 19
    2.1. Thực trạng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 19
    2.1.1. Quy định về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình để phát triển kinh tế trang trại 19
    2.1.2. Chính sách hạn điền với kinh tế trang trại hộ gia đình 21
    2.1.2.1. Thực trạng về hạn mức giao đất 21
    2.1.2.2. Thực trạng về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp 22
    2.1.2.3. Thực trạng về thời hạn sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp 23
    2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình tại xã Đông Sơn 25
    2.2.1. Về hoạt động giao đất cho thuê đất kinh tế trang trại hộ gia đình 25
    2.2.2. Về thực hiện chính sách hạn điền đối với đất kinh tế trang trại hộ gia đình 26
    2.3. Đánh giá chung về đất kinh tế trang trại hộ gia đình tại xã Đông Sơn 27
    2.3.1. Thành tựu 27
    2.3.2. Hạn chế 28
    2.4. Bàn về những quy định mới của Dự thảo Luật đất đai sửa đối sẽ ảnh hưởng tới chế độ sử dụng đất kinh tế trang trại 30
    2.4.1. Những quy định mới về hoạt động giao đất, cho thuê đât và chính sách hạn điền 31
    2.4.2. Đánh gia những quy định mới của Dự thảo luật và so sánh với Luật đất đai 2003 37
    3. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đất kinh tế trang trại tại địa phương và hoàn thiện hệ thống pháp luật 40
    3.1. Nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại 41
    3.2. Giải pháp kiến nghị 42
    KẾT LUẬN 46





    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang có sự “thay da đổi thịt” từng ngày, góp phần cho thành công đó phải kể đến vai trò của mô hình kinh tế trang trại đặc biệt là thành công của mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình ra đời và phát triển đã tạo điều kiện để các hộ gia đình tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình vàhiệu quả kinh tế của nó đã được chứng minh khi các hộ kinh tế trang trại lần luợt thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở thành các hộ kinh tế khá giả tại địa phương. Thậm chí nhiều hộ trở nên giàu có do thực hiện mô hình kinh doanh này sự đầu tư cả về vật chất lẫn trí tuệ. Vì vậy nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình để thực hiện mô hình kinh tế trang trại cũng theo đó tăng lên.
    Thực tế trên đã đặt ra vấn đề là Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào đểđáp ứng nhữngnhu cầu chính đáng đó của người dân? Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nướcphải quy họach và quản lý đất đai như thế nào để người dân có cơ hội đuợc sử dụng đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đề ra đuờng lối, chính sách phù hợp để khuyến khích hình thức trang trại hộ gia đình nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại có thể coi là biện pháp bền vững để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, do đó Đảng và Nhà nước phải có những quan tâm thích đáng để phát triển và nhân rộng mô hình này.
    Để tiếp cận được những ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, người dân cần có những kiến thức pháp luật nhất định và các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải hiểu rõtình hình thực tiễn của việc áp dụng mô hình để đưa ra đuờng lối chỉ đạo, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp
    Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này sẽ đóng góp phần nào giải quyết những yêu cầu đã nêu ra ở trên và góp phần hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật có lien quan trong lĩnh vực này ở nước ta hiện nay
    2. Mục đích nghiên cứu
    Việc nghiên cứu vấn đề này không nằm ngoài những mục đích cơ bản sau đây:
    Thứ nhất: Cung cấp kiến thức pháp luật cho người dân khi họ muốn thực hiện mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình; giúp cho họ hiểu được pháp luật quy định thế nào về vấn đề này, quy định tại đâu và mình có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào quan hệ pháp luật này?
    Thứ hai: Để có thể thấy được những quy định của pháp luật đã đi vào cuộc sống như thế nào, nó đã đem lại những lợi ích gì cho người dân và bên cạnh đó nó dẫn tới những bất cập nào không?
    Hoạt động lập pháp thực sự có hiệu quả khi các quy định của pháp luật trên giấy tờ thực sự đi vào cuộc sống. Để làm được như vây thì các luật giakhông chỉ có kĩ thuật lập pháp tốt mà còn cần am hiểu sâu sắc về đời sống, tâm tư nguyên vọng của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ phản ánh đuợc phần nào tâm tư, nguyện vọng của người dân để trên cơ sở đó những quy định của pháp luật được hoàn thiện hơn và có sức sống bền bỉ hơn
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng mà đề tài nghiên cứu bao gồm: Những quy định của pháp luật về kinh tế trang trại hộ gia đình; hoạt động sử dụng đất kinh tế trang trại của hộ gia đình và hoạt động quản lý đất kinh tế trang trại của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Về lĩnh vực: Đề tài nghiên cứu xoay quanh những quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai hay nói cụ thể hơn là về loại đất kinh tế trang trại hộ gia đình và thực tiễn áp dụng các quy định trên.
    Về không gian: Những nghiên cứu thực tiễn để so sánh, phân tích đánh giá trên địa bàn UBND xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
    Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 13/05/2013 đến ngày 31/05/2013.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong nghiên cứu của mình, để có thể đánh giá những vấn đề một cách khách quan và trực diệnem đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra và phương pháp phân tích tổng hợp.
    5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
    Đề tài nghiên cứu về đất kinh tế trang trại không phải là đề tài mới song việc nghiên cứuđề tài vẫn có tác dụng trong thực tiễn bởi mô hình kinh tế trang trại hiện nay đuợc coi là một trong những biện pháp ưu tiên hàng đầu trong những biện pháp được áp dụng để phát triển nông nghiệp nông thôn.Không chỉ một vài địa phương thực hiện mô hình này mà nó được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nông thôn trong cả nước. Những quy định nào của pháp luật quy định về vấn đề này và áp dụng nó ra sao là câu hỏi mà các hộ kinh tế trang trại gia đình sẽ đặt ra khi muốn tiếp cận hay trong quá trình sử dụng đất làm kinh tế trang trại.Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra được những quy định của pháp luật về sử dụng đất đai hiện hành có gây cản trở cho sự mở rộng và phát triển của mô hình này không? Hoạt động sử dụng đất làm kinh tế trang trại hộ gia đình trên thực tiễn diễn ra như thế nào và có gặp khó khăn gì trong quá trình sử dụng đất hay không? Khi tiến hành nghiên cứu đề tài ta sẽ lần lượt làm sáng tỏ những câu hỏi trên. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài vần góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đang được đông đảo người dân quan tâm trong thời điểm hiện tại.



    Chương 1: Các vấn đề lý luận chung của pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình
    1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại hộ gia đình
    1.1.1. Những khái niệm cơ bản
    1.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình
    Trong mỗi quan hệ pháp luật khác nhau hộ gia đình có địa vị pháp lý riêng hay có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Có thể kể tên một số văn bản pháp luât có nhắc tới “hộ gia đình” như: Bộ luật dân sư năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật xây dựng năm 2003, Luật hợp tác xã năm 2003, Luật đầu tư năm 2005 Lần đầu tiên pháp luật đất đai thừa nhận tư cách chủ thể của hộ gia đình là Luật đất đai 1993. Trong đó đã ghi nhận hộ gia đình có địa vị pháp lý ngang bằng với các chủ thể cũ của pháp luật đất đai và có quyền và nghĩa vụ được quy định rõ ràng cụ thể.
    “ Hộ gia đình là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, gồm những thành viên gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, cùng có tên trong sổ hộ khẩu, có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung” [1]
    Hộ gia đình theo quy định của pháp luật đất đai cần phải có yếu tố có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung. Dù các thành viên trong gia đình có quan hệ với nhau thông qua huyết thống hay hay hôn nhân nếu thiếu yếu tố có hoạt động kinh tế chung và tài sản chung thì cũng không phải là thành viên của hộ gia đình theo pháp luật đất đai. Do đó có thể khẳng định các thành viên hộ gia đình đều là thành viên gia đình nhưng các thành viên gia định không phải đều là thành viên hộ gia đình.





    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. TS Trần Quang Huy ( Chủ biên)(2011), Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Lao động – Xã hội
    2. GS –TS Nguyễn Ngọc Long, GS-TS Nguyễn Hữu Vui ( Đồng chủ biên)(2011), Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Bộ Giáo dục và đào taọ, Nxb Giáo dục và đào tạo
    3. Chính phủ, Nghị quyết Số: 03/2000/NQ-CP của Chính phủ Về kinh tế trang trại ngày 02/02/2000, Hà Nội
    4. PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng, PGS.TS. Lê Danh Tốn ( Đồng chủ biên)(2011), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục và đào tạo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...