Tiến Sĩ Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀCHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT VÀ
    PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KINH
    DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ỞVIỆT NAM .10
    1.1. Những vấn đềlý luận vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất trong kinh doanh
    bất động sản ởViệt Nam 10
    1.2. Những vấn đềlý luận cơbản của pháp luật vềchuyển nhượng quyền sửdụng
    đất trong kinh doanh bất động sản ởViệt Nam .40
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ỞVIỆT NAM 78
    2.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam. 78
    2.2. Thực trạng pháp luật vềquyền sửdụng đất chuyển nhượng trong kinh doanh
    bất động sản ởViệt Nam 96
    2.3. Thực trạng pháp luật vềhợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam . 108
    2.4. Thực trạng pháp luật vềthanh toán, tài chính đối với chuyển nhượng quyền
    sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản ởViệt Nam. 129
    2.5. Thực trạng pháp luật vềtrình tự, thủtục chuyển nhượng quyền sửdụng đất
    trong kinh doanh bất động sản ởViệt Nam . 143
    CHƯƠNG 3
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ CHUYỂN
    NHƯỢNG QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Ở
    VIỆT NAM 159
    3.1. Căn cứ để đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
    chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt
    Nam 159
    3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam . 165
    3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam . 173
    KẾT LUẬN 198
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu
    Mua bán, chuyển nhượng đất đai là hình thức giao dịch được hình
    thành từrất sớm, nó gần nhưxuất hiện đồng thời với sựxuất hiện của chiếm
    hữu tưnhân về đất đai. Cùng với sựphát triển của kinh tế- xã hội, hình thức
    giao dịch này đã có nhiều thay đổi thăng, trầm khác nhau. Ngày nay, mua
    bán, chuyển nhượng đất đai đã trởthành hình thức giao dịch sôi động và phổ
    biến trong giao lưu dân sựvà thương mại ởhầu hết các quốc gia trên thếgiới.
    ỞViệt Nam, do đặc thù của chế độsởhữu toàn dân về đất đai, các tổchức, cá
    nhân chỉcó quyền sửdụng đất. Việc xây dựng nên quyền sửdụng đất ởViệt
    nam đã tạo nên nét đặc thù trong các giao dịch về quyền sử dụng đất nói
    chung và giao dịch chuyển nhượng quyền sửdụng đất nói riêng trong kinh
    doanh bất động sản. Nhà nước xây dựng khung khổpháp lý cho sựra đời và
    vận hành của thịtrường chuyển nhượng quyền sửdụng đất theo xu hướng
    công khai, minh bạch. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy các quy định về
    chuyển nhượng quyền sửdụng đất, bất động sản vẫn còn tồn tại một sốmâu
    thuẫn, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh bất động sản
    và thịtrường bất động sản, làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước đối với
    loại thịtrường này nhưhạn chếvềchủthểchuyển nhượng và quyền sửdụng
    đất chuyển nhượng; chưa mở rộng hàng hóa quyền sử dụng đất; thủ tục
    chuyển nhượng phức tạp, phiền hà; chưa xây dựng được mối quan hệ liên
    thông giữa thịtrường tài chính với thịtrường bất động sản; chưa thực sựbình
    đẳng giữa các chủthểchuyển nhượng và nhận chuyển nhượng BĐS; có nhiều
    khác biệt, mâu thuẫn giữa giao dịch chuyển nhượng quyền sửdụng đất với
    mua bán các tài sản gắn liền với đất vv Giao dịch chuyển nhượng bất động
    sản vận hành không thông suốt, không hiệu quảsẽtạo ra những “điểm nghẽn”
    ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh bất động sản, cũng như thị trường bất
    2
    động sản, tác động xấu đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh
    nói chung trong bối cảnh nền kinh tếthịtrường và hội nhập quốc tếcủa nước
    ta đang ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Đểtháo gỡ, khai thông những
    “điểm nghẽn” trong kinh doanh bất động sản và thịtrường bất động sản, góp
    phần thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tếthịtrường thì việc nghiên cứu, tìm
    hiểu pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất
    động sản dưới nhiều cấp độkhác nhau là rất cần thiết. Với suy nghĩnhưvậy,
    tôi đã chọn đềtài: “Pháp luật vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam” làm đềtài nghiên cứu luận án tiến sĩ
    với mong muốn đi sâu nghiên cứu toàn diện nhất các vấn đềlý luận, thực tiễn
    vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản, từ đó
    đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về
    lĩnh vực này.
    2. Tình hình nghiên cứu đềtài
    Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) và thị
    trường bất động sản đã được nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh
    nghiệp trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều công trình
    khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, cơsởnghiên cứu vềvấn đềnày, cụ
    thểnhưsau:
    Đềtài cấp bộ: “Cơsởkhoa học và giải pháp hình thành thịtrường bất
    động sản ởViệt Nam”,Cục Công sản, BộTài chính, (2000); Kỷyếu hội thảo
    “Một sốvấn đềvềhình thành và phát triển thịtrường bất động sản ởViệt
    Nam”,Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tếTrung ương (11/2001); Kỷyếu hội
    thảo “Phát triển thịtrường bất động sản ởViệt Nam”. Viện Nghiên cứu Quản
    lý kinh tếTrung ương (2/2002). Các công trình này chủyếu nghiên cứu một
    sốvấn đềcơbản vềthịtrường BĐS, quá trình hình thành và phát triển của thị
    trường BĐS Việt Nam, quản lý nhà nước đối với thịtrường BĐS và một số
    định hướng, giải pháp phát triển thịtrường BĐS Việt Nam. Đềtài nghiên cứu:
    3
    “Thịtrường bất động sản thành phốHồChí Minh đến năm 2005” do Sở Địa
    chính nhà đất – Trường Đại học kinh tế- Viện kinh tế- Văn phòng kiến trúc
    sưtrưởng- Tổng công ty địa ốc Sài Gòn: Công trình này nghiên cứu khá toàn
    diện các vấn đềlý luận vềthịtrường BĐS; thực trạng thịtrường BĐS Thành
    phốHồChí Minh; các giải pháp chủyếu nhằm quản lý, phát triển thi trường
    BĐS Thành phốHồChí Minh đến năm 2005 gồm giải pháp vềxây dựng hệ
    thống pháp lý về thị trường BĐS, giải pháp kiện toàn hệ thống tổ chức bộ
    máy quản lý BĐS, đẩy nhanh công tác quy hoạch sửdụng đất, các giải pháp
    tài chính vềthịtrường BĐS; Kỷyếu hội thảo“Pháp luật về đăng ký bất động
    sản” tổchức từngày 10 – 12/1/2007 dựán hợp tác giữa BộTưpháp và cơ
    quan hợp tác quốc tếNhật Bản (JICA): Phân tích rõ thực trạng pháp luật và
    hệthống cơquan đăng ký BĐS ởViệt Nam, nghiên cứu khảo sát vềcông tác
    đăng ký BĐS ởmột sốnước trên thếgiới, đưa ra đềxuất xây dựng mô hình
    cơquan đăng ký tập trung vềBĐS ởViệt Nam; Kỷyếu Hội thảo “Thịtrường
    nhà, đất ở Hà Nội”, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế -xã hội, Hà Nội,
    (4/2002); Kỷyếu hội thảo “Xây dựng cơsởpháp lý vềthịtrường quyền sử
    dụng đất ở Việt Nam”, Bộ môn pháp luật kinh doanh- Khoa Luật, Đại học
    Quốc gia Hà Nội (2002); Báo cáo về đềtài. “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá
    hiệu quảcủa việc giao đất có thu tiền sửdụng đất cho tổchức kinh tếxây
    dựng nhà ở đểbán hoặc cho thuê gắn liền với xây dựng cơsởhạtầng”,Viện
    Nghiên cứu Địa chính- BộTài nguyên và Môi trường, Hà Nội(2005);
    Cùng với các đềtài khoa học, kỷyếu các cuộc hội thảo nêu trên, còn có
    nhiều bài viết trong các sách, tài liệu chuyên khảo, các bài nghiên cứu trên
    tạp chí chuyên ngành, các bài trên một sốtờbáo, các luận văn thạc sĩ, luận án
    tiến sĩ có đề cập đến thị trường bất động sản như: “Sự hình thành và phát
    triển thịtrường bất động sản trong công cuộc đổi mới ởViệt Nam” của TS.
    Lê Xuân Bá, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật, Hà Nội (2003) đã phân tích
    khá kỹ càng về thị trường BĐS, một số vấn đề phương pháp luận và kinh
    4
    nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng vềthịtrường quyền sửdụng đất (QSDĐ)
    và thịtrường nhà ởViệt Nam và đưa ra các giải pháp tiếp tục phát triển thị
    trường BĐS trong thời gian tới; Sách chuyên khảo “Thịtrường bất động sản
    những vấn đềlý luận và thực tiễn ởViệt Nam” của PGS.TS Thái Bá Cẩn và
    ThS Trần Nguyên Nam – NXB Tài chính (2003); “ Thịtrường quyền sửdụng
    đất ởViệt Nam”, Ths. Bùi ThịTuyết Mai – NXB Lao động - Xã hội (2005);
    ;Chính sách phát triển thịtrường BĐS ởViệt Nam,NXB Chính trịquốc gia -
    Sựthật, H 2011; Các luận án, luận văn: “Địa vịpháp lý của người sửdụng
    đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai”, luận án tiến sĩluật
    học của Nguyễn Quang Tuyến (2003), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật thị
    trường quyền sửdụng đất ởViệt Nam”, luận văn thạc sĩluật học của Nguyễn
    ThịNga (2003) và “Những điểm mới của Luật Đất đai 2003 vềchuyển quyền
    sửdụng đất”, luận văn thạc sĩluật học của Nguyễn ThịHồng Nhung (2004):
    Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu một sốvấn đềlý luận vềgiao dịch
    quyền sửdụng đất, thực trạng pháp luật vềcác giao dịch dân sự, thương mại
    vềquyền sửdụng đất, nêu rõ những hạn chếthiếu xót của pháp luật, thực tiễn
    thi hành và đềxuất giải pháp hoàn thiện pháp luật vềgiao dịch quyền sửdụng
    đất; Các cuốn sách: “Đầu tưkinh doanh BĐS”của PGS.TS Phan ThịCúc,
    PGS.TS Nguyễn Văn Xa (2009), NXB Đại học quốc gia TP HCM và “Pháp
    luật Kinh doanh bất động sản”của TS.Trần Quang Huy, TS Nguyễn Quang
    Tuyến đồng chủbiên (2009), NXB Tưpháp; Kỷyếu hội thảo“Pháp luật và
    chính sách về kinh doanh BĐS”, NXB Tư pháp, Hà Nội(2005) .vv là
    những công trình khắc họa khá rõ nét vềcác hoạt động kinh doanh BĐS
    như: Phân tích rõ vềquản lý thực hiện dựán đầu tưkinh doanh BĐS; pháp
    luật vềkinh doanh nhà, công trình xây dựng, kinh doanh quyền sửdụng đất
    và kinh doanh dịch vụBĐS; hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh BĐS và
    quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh BĐS; nghiên cứu pháp luật
    và chính sách kinh doanh BĐS ởmột sốnước trong khu vực Đông Nam Á
    5
    và Cộng hòa liên bang Đức.
    Nhìn chung tất cảcác công trình khoa học trên đã mang đến cho tác giả
    một cái nhìn khá toàn diện vềthịtrường BĐS, vềkinh doanh BĐS, bởi các
    công trình này chứa đựng một lượng thông tin lớn, đa dạng với nhiều góc độ
    khác nhau của thị trường BĐS và hoạt động kinh doanh BĐS, đặc biệt là
    nghiên cứu sâu những vấn đềlý luận vềthịtrường bất động sản, thực trạng
    pháp luật vềthịtrường BĐS Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công
    trình nào đi sâu nghiên cứu chi tiết, cụ thể toàn diện pháp luật về chuyển
    nhượng quyền sửdụng đất, BĐS trong kinh doanh bất động sản - Một loại
    hình giao dịch đặc trưng, điển hình trong kinh doanh BĐS và thịtrường BĐS.
    Hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế- xã hội đang có những thay đổi, phát
    triển không ngừng thì những kết quảnghiên cứu mà mà các nhà khoa học
    pháp lý đã đạt được vẫn cần phải tiếp tục bổsung và hoàn thiện. Do vậy, việc
    đi sâu nghiên cứu đề tài “Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
    trong kinh doanh bất động sản ởViệt Nam” trong khuôn khổluận án tiến sĩ
    luật học là một công việc có ý nghĩa lý luận và mang tính thời sựsâu sắc.
    3. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu của luận án.
    Việc nghiên cứu đềtài này nhằm làm sáng tỏcác vấn đềlý luận và thực
    tiễn của chuyển nhượng quyền sửdụng đất và pháp luật vềchuyển nhượng
    quyền sửdụng đất trong thịtrường bất động sản, từ đó đưa ra các định hướng,
    giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam.
    Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết các
    nhiệm vụcơbản sau đây:
    - Nghiên cứu các vấn đềlý luận vềchuyển nhượng QSDĐtrong kinh
    doanh BĐS với tính cách là một hình thức giao dịch đặc thù trong kinh doanh
    BĐS, so sánh với các hình thức giao dịch BĐS khác, làm rõ vai trò của
    6
    chuyển nhượng QSDĐ đối với kinh doanh BĐS và đối với thịtrường BĐS.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật vềchuyển nhượng quyền
    sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản, những kết quả đã đạt được và
    những hạn chế, những thiếu sót, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành
    pháp luật.
    - Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vềchuyển nhượng
    quyền sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản ởViệt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Chuyển nhượng quyền sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản là
    vấn đềrộng có thểnghiên cứu dưới rất nhiều góc độkhác nhau vềkinh tế,
    chính trị, xã hội và pháp luật. Trong phạm vi luận án tác giả chỉ tập trung
    phân tích, làm rõ các vấn đềpháp luật cụthểsau: Chủthểchuyển nhượng (là
    các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); đối tượng (QSDĐ) chuyển
    nhượng; hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất; thủtục chuyển nhượng
    và tài chính khi chuyển nhượng QSDĐ. Trong các nội dung đó, tác giảcũng
    chỉtập trung nghiên cứu hoạt động chuyển nhượng giữa doanh nghiệp kinh
    doanh BĐS (chủ đầu tưcấp 1, cấp 2) với khách hàng ( mà không nghiên cứu
    tất cảcác loại chủthểgiao dịch là tổchức, hộgia đình, cá nhân); bởi lẽdoanh
    nghiệp kinh doanh BĐS và khách hàng là các chủthểphổbiến, trung tâm,
    quyết định sựtồn tại và phát triển của kinh doanh BĐS và thịtrường BĐS.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sửdụng các phương pháp
    nghiên cứu chủyếu sau đây:
    - Luận án được thực hiện trên cơsởvận dụng những quan điểm cơbản
    của Đảng và Nhà nước vềphát triển nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội
    chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án sử dụng các nguyên tắc,
    7
    phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa chủ
    nghĩa Mác- Lênin, tưtưởng HồChí Minh.
    - Bên cạnh đó,các phương pháp lập luận lô gic, phương pháp phân tích,
    phương pháp lý giải, phương pháp đánh giá được sử dụng nhiều trong
    nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chuyển nhượng QSDĐ và pháp luật
    chuyển nhượng QSDĐtrong kinh doanh BĐS ởViệt Nam;
    - Phương pháp bình luận, đối chiếu, so sánh, phương pháp thống kê, hệ
    thống, phương pháp chứng minh, phương pháp lịch sử được sửdụng nhiều
    trong nghiên cứu thực trạng pháp luật vềchuyển nhượng QSDĐtrong kinh
    doanh BĐS.
    6. Những đóng góp mới vềkhoa học và thực tiễn của luận án
    Là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệthống vềpháp luật chuyển
    nhượng QSDĐtrong kinh doanh BĐS ởViệt Nam, luận án đã đạt được một
    sốkết quảnghiên cứu mới cơbản sau:
    Thứ nhất, luận án đã phân tích rõ khái niệm, đặc điểm của chuyển
    nhượng QSDĐtrong kinh doanh BĐS là một hình thức giao dịch mang tính
    đặc thù trong kinh doanh BĐS (khác với với mua bán đất đai và các loại BĐS
    khác). Chế độsởhữu toàn dân về đất đai chi phối tính đặc thù trong giao dịch
    chuyển nhượng QSDĐ, có nhiều sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình
    giao dịch.
    Thứhai, nghiên cứu lý luận chuyển nhượng QSDĐvà pháp luật chuyển
    nhượng QSDĐtrong kinh doanh BĐS đặt trong mối quan hệso sánh với
    pháp luật các nước khác trên thếgiới, thấy rõ điểm tương đồng và khác biệt.
    Từ đó, đưa ra những gợi mởcho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn
    thiện pháp luật chuyển nhượng QSDĐ trong kinh doanh BĐS đáp ứng yêu
    cầu phát triển kinh tếthịtrường hội nhập khu vực và quốc tế
    Thứba, luận án đã phân tích rõ vai trò của việc điều chỉnh pháp luật đối
    8
    với giao dịch chuyển nhượng quyền sửdụng đất trong kinh doanh bất động
    sản và các yêu cầu của việc điều chỉnh pháp luật
    Thứtư, trên cơsởnghiên cứu quá trình phát triển của pháp luật chuyển
    nhượng quyền sửdụng đất, thực trạng pháp luật chuyển nhượng QSDĐtrong
    kinh doanh BĐS và thực tiễn thi hành, luận án đã chỉra những mặt tích cực,
    những thành tựu đã đạt được của pháp luật vềchuyển nhượng quyền sửdụng
    đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Nhưng cũng nhận thấy rõ
    những điểm còn hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn cần phải sửa đổi,
    bổsung đểhoàn thiện.
    Thứnăm, luận án phân tích rõ định hướng hoàn thiện pháp luật là phải
    mởrộng tối ta quyền, lợi ích của chủthểsửdụng đất trong kinh doanh bất
    động sản, từng bước thực hiện tưnhân hóa đất đai. Đềxuất các giải pháp cơ
    bản nhằm hoàn thiện pháp luật vềchuyển nhượng QSDĐtrong kinh doanh
    BĐS bao gồm: (i)Giải pháp xây dựng một sốvăn bản pháp luật liên quan đến
    kinh doanh và giao dịch bất động sản; (ii) Giải pháp sửa đổi, bổsung các nội
    dung của pháp luật. Theo đó, ngày càng mởrộng chủthểchuyển nhượng và
    hình thức chuyển nhượng bất động sản, mởrộng hàng hóa quyền sửdụng đất
    (hay hàng hóa đất đai nếu thừa nhận sởhữu tưnhân đối với đất), sửa đổi các
    chính sách pháp luật tài chính hỗtrợcho giao dịch chuyển nhượng bất động
    sản và thịtrường bất động sản, cải cách các thủtục hành chính trong giao dịch
    chuyển nhượng bất động sản theo hướng nhanh chóng, an toàn và chi phí
    thấp; (iii) Giải pháp xây dựng cơchếquản lý, kiểm soát các giao dịch chuyển
    nhượng bất động sản và kinh doanh bất động sản đểbảo vệquyền lợi cho
    người nhận chuyển nhượng bất động sản và bảo đảm cho sựphát triển chính
    quy, minh bạch của thịtrường bất động sản
    Những kết quảnghiên cứu trong luận án có thểdùng làm tài liệu tham
    khảo hữu ích cho các cơquan, tổchức có liên quan trong quá trình nghiên
    cứu sửa đổi, bổsung nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ
    9
    trong kinh doanh BĐS ởViệt Nam.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận,Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
    chương:
    Chương 1:Những vấn đềlý luận vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất và
    pháp luật chuyển nhượng quyền sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản
    ởViệt Nam
    Chương 2:Thực trạng pháp luật vềchuyển nhượng quyền sửdụng đất trong
    kinh doanh bất động sản ởViệt Nam.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật vềchuyển nhượng
    quyền sửdụng đất trong kinh doanh bất động sản ởViệt Nam
    10
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀCHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬDỤNG
    ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀCHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT
    TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ỞVIỆT NAM
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀCHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ
    DỤNG ĐẤT TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ỞVIỆT NAM
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh bất động sản
    Kinh doanh bất động sản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh
    tế- xã hội. Không có kinh doanh BĐS thì không có thịtrường BĐS và không
    có nền kinh tếphát triển. Theodor Roosevel (Tổng thống Mỹvào những năm
    1901-1909) đã từng nói: Đầu tưvào BĐS không chỉlà cách tốt nhất, nhanh
    nhất và an toàn nhất mà còn là cách duy nhất đểtrởnên giầu có [53, tr. 42].
    Câu nói này phần nào được minh chứng bằng thực tếphát triển của nước Mỹ
    cũng nhưcủa nhiều nước trên thếgiới. Trong xã hội, các tài sản được phân
    chia thành hai loại là: Động sản và BĐS. BĐS thường chiếm tỷ trọng lớn
    trong tổng sốcủa cải xã hội. Mặc dù, tỷtrọng này có khác nhau ởcác nước
    song BĐS thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước.
    Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh
    tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, tổng giá trịvốn chưa được khai thác ẩn
    chứa trong BĐS ởcác nước thuộc thếgiới thứ3 là rất lớn lên tới hàng nghìn
    tỷUSD, gấp nhiều lần tổng hỗtrợODA của các nước phát triển hiện dành
    cho các nước đang phát triển trong vòng 30 năm qua [10, tr. 32]. Việc phân
    chia tài sản trong xã hội thành hai loại động sản và bất động sản bắt nguồn
    từthời La Mã cổ đại và được ghi nhận trong BộLuật La Mã. Hiện nay, mặc
    dù còn có những quan niệm khác nhau vềBĐS, song nhìn chung các học giả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...