Thạc Sĩ Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    2.1. Mục đích nghiên cứu. 3
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 4
    3.1. Phạm vi nghiên cứu. 4
    3.2. Đối tượng nghiên cứu. 4
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
    5. Kết cấu của luận án. 6
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 7
    1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. 18
    1.2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài 18
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 19
    Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 21
    2.1. Khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 21
    2.1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 21
    2.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 26
    2.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 33
    2.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 33
    2.2.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật trong chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 37
    2.2.3. Nội dung của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 50
    2.2.4. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 61
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 68
    Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 69
    3.1. Hệ thống quy phạm chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 69
    3.1.1. Quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 70
    3.1.2. Các quy phạm pháp luật trong nước liên quan đến chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 74
    3.1.3. Các quy phạm đạo đức, tập quán thương mại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 75
    3.2. Thực trạng quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 77
    3.2.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật các Tổ chức tín dụng liên quan đến đối tượng và phạm vi áp dụng của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu đối với việc quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 77
    3.2.2. Thực trạng quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 81
    3.2.3. Thực trạng quy định về thẩm quyền và biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 86
    3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 93
    3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 95
    3.3.1. Diễn biến cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 95
    3.3.2. Các vấn đề phát sinh từ thực tiễn diễn biến cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam 105
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 112
    Chương 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 113
    4.1. Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. 113
    4.1.1. Thiết lập hành lang pháp lý cho việc chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại theo nguyên tắc thị trường và bảo đảm bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại không phân biệt là ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần nhằm xây dựng môi trường kinh doanh ngân hàng an toàn, lành mạnh, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trên thị trường. 113
    4.1.2. Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tập quán, chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh trong việc xác định và chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 116
    4.1.3. Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ngân hàng thương mại, khách hàng trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 118
    4.1.4. Xây dựng luận cứ khoa học cho việc cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật các Tổ chức tín dụng về quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. 119
    4.2. Quan điểm, yêu cầu xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 120
    4.2.1. Quan điểm xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 120
    4.2.2. Yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại 123
    4.3. Định hướng xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 128
    4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định cụ thể hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại và biện pháp xử lý đối với các hành vi này. 128
    4.3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. 148
    KẾT LUẬN 159
    NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 163
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong hệ thống các tổ chức có hoạt động ngân hàng thì ngân hàng thương mại chiếm vị trí quan trọng, vì nó là tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng. Các nghiên cứu lý luận và thực tiễn vận hành thị trường ngân hàng cho thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Là chủ thể tham gia thị trường, các ngân hàng thương mại cũng được Nhà nước bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, được hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.
    Song hành với những bước phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của thị trường ngân hàng Việt Nam càng làm cho hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng thương mại gay gắt hơn. Để giành, giữ và vươn lên trên thị trường, mỗi ngân hàng thương mại đã đang xây dựng chiến lược cạnh tranh, lựa chọn hướng riêng phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tiễn cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cũng đã phát sinh nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Pháp luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại là công cụ hữu hiệu bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngân hàng thương mại, người sử dụng dịch vụ ngân hàng do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm kiểm soát được lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
    Ngoài ra, thị trường ngân hàng Việt Nam mới đang trong giai đoạn vận hành theo quy luật của thị trường, sự tác động/chi phối mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước; việc lợi dụng vai trò của các trung gian tài chính, tình trạng thiếu thông tin của khách hàng để trục lợi càng làm cho tình trạng kinh doanh thiếu đạo đức trong hoạt động ngân hàng có cơ hội phát triển. Trong khi đó, “Việt Nam trở thành một thị trường dễ tính cho đủ loại hàng hóa và thói quen kinh doanh lạc hậu. Trong môi trường kinh doanh hỗn tạp như vậy, chẳng những người tiêu dùng, người kinh doanh đứng đắn bị thiệt hại mà đạo đức xã hội bị xói mòn, pháp luật bị khinh nhờn và hình ảnh của cơ quan công lực trong nhận thức của người dân cũng có phần bị ảnh hưởng” [73, tr.771] thì vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung, chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nói riêng, hơn lúc nào hết cần phải được thực hiện nhanh chóng để làm cho môi trường kinh doanh minh bạch, quyền lợi của những người kinh doanh chân chính và người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
    Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chính thức quy định “nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng” và giao cho Chính phủ quy định hướng dẫn cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và biện pháp xử lý đối với những hành vi này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chưa được quan tâm thích đáng. Các nghiên cứu về chủ đề này mới chỉ đề cập đến những mặt/khía cạnh khác nhau để hướng tới giải quyết những vấn đề được đặt ra trong các nghiên cứu này. Do vậy, việc làm rõ cơ sở khoa học của việc quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như tìm kiếm các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
    Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Một là, về phương diện lý luận, luận án tiến hành hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh, chống cạnh tranh không lành mạnh để làm rõ bản chất, nội dung, nguyên nhân, hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; phân tích sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến việc xây dựng và thực thi pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; xác định cơ cấu (nội dung hay các chế định) của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.
    Hai là, về thực tiễn, luận án sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến việc chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tiêu chí chất lượng và khả thi nhằm làm rõ những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sưu tầm, tìm kiếm các vụ việc hoặc các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại để làm minh chứng cho các lập luận khoa học trong luận án.
    Ba là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng và thực thi pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Bốn là, nghiên cứu so sánh phương pháp xây dựng và thực thi pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại các nước để tìm ra những kinh nghiệm hay, những phương pháp chống cạnh tranh không lành mạnh có thể áp dụng ở Việt Nam.
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng được thể hiện trên các khía cạnh: i) Mô tả hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; ii) Nghiên cứu nội dung pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; iii) Cơ chế thực thi pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại.
    Khái niệm hoạt động ngân hàng trong luận án được sử dụng đồng nghĩa với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, nghĩa là, luận án nghiên cứu hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
    Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại được tiếp cập dưới góc độ là một chế định của Luật Cạnh tranh được áp dụng trong hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại và được tiếp cận trên cơ sở kết hợp giữa luật công và luật tư.
    Về thời gian nghiên cứu, Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng kể từ khi Việt Nam chính thức vận hành mô hình ngân hàng hai cấp theo cơ chế thị trường đến nay.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và những biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Khái niệm ngân hàng thương mại sử dụng trong Luận án được hiểu như Khoản 3 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng không phân biệt đó là ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù – kinh doanh ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro và tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Các kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, là rõ cơ sở khoa học nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế trên các khía cạnh:
    - Làm sáng tỏ về mặt lý luận các vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng;
    - Xác định cơ cấu (nội dung) của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng;
    - Phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh và pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật các Tổ chức tín dụng liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng;
    - Đánh giá thực trạng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nhằm làm rõ bất cập, hạn chế của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại;
    - Kiến nghị xu hướng lập pháp và các giải pháp thực thi pháp luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
    Ngoài ra, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý, phục vụ cho hoạch định chính sách cạnh tranh của các cơ quan nhà nước cũng như ngân hàng thương mại hiện nay.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết gồm 4 chương như sau:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
    Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.
    Chương 3. Thực trạng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
    Chương 4. Quan điểm, định hướng xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân
     
Đang tải...