Tiểu Luận Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đối với mổi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình.

    Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hành hóa. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giớ đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nươc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hóa của nước ta không cho xuất khâu vào thị trường nước họ. Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã tích cực thanh gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Tháng 7 năm 2000 hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2001. Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu . Tạo động lực cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế của Việt Nam đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các thị trường lớn trên thế giới. Sự tham gia vào các tổ chức này đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài chắc chắn sẻ ngày càng tăng lên trên thị trường nước ta có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống.

    Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đạt được điều này, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước và sau khi kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nội địa và bảo vệ thị trường trong nước chống lại việc mua bán phá giá hoặc chống bán phá giá lại các trợ cấp mang tính chấc kỳ thị đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.


    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    2.1 Ý nghĩa khoa học

    Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới khi mà hàng hóa của Việt Nam ngày càng có mặt nhiều hơn trên các thị trường lón như Mỹ Châu Âu và nhiều nước khác thì tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu ngày càng nhiều hơn các vụ kiện bán phá giá từ các doanh nghiệp nước ngoài nếu không có một cơ sở khoa học để ngăn ngừa, phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá thì các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam rất khó cạnh tranh tại thị trường nước ngoài và ngày càng mất uy tín tại thị trường nội địa. Do đó cùng với các quy định của pháp luật như Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004. Nghị định 90/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Thông tư 106/2005/TT-BTC ngày 5/12/2005 hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng. Việc nghiên cứu đề tài pháp luật về chống bán phá giá và thực tiễn tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam các cơ quan chức năng nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này.


    2.2 Ý nghĩa thực tiễn

    Vấn đề áp thuế chống bán phá giá của hàng hóa ngoại nhập là hệ quả tất yếu của quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa . Để bảo vệ hàng hóa trong nước không bị các hàng hóa nước ngoài lán chiếm thị trường yêu cầu cần có một cơ chế pháp lý dành riêng cho hàng ngoại nhập đó là hành động áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị coi là bán phá giá. Từ khi phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh hội nhập vào nền thương mại quốc tế Việt Nam phải đụng chạm tới rất nhiều vấn đề trong đó đáng chú ý là vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Trong những năm vừa qua việc hàng hóa Việt Nam xuất khâu sang thị trường nước ngoài ngày càng có nhiều các vụ kiện bán phá giá gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Trong khi đó Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này do đó phần lớn các vụ kiện Việt Nam đều bi thiệt hại nặng nề và hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thắng kiện sẻ bị áp với thuế rất cao và cao hơn xo với các hàng hóa cùng loại mà các nước xuất khẩu khác vào thị trường nước này. Do đó điều cần thiết là cần tìm ra nguyên nhân thực trạng và các giải pháp cho các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới


    3. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được các vấn đề pháp lý có tính chấc kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt vấn đề và ra chiến lược phát triển kinh tế và chính sách để đối phó với những vụ kiện bán phá giá ngày càng phức tạp và khó khăn hơn trong thời gian tới. Đồng thời tạo sự có mặt ổn định của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy phát triên kinh tế xã hội của đất nước


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1 Đối tượng nghiên cứu

    Là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao lưu buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới, trong lĩnh vức xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Hoạt động Điều tra thăm dò xem xét của các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa này có bán phá giá trên thị trường nước nhập khẩu hay không trên cơ sở đó áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện bán phá giá


    4.2 phạm vi nghiên cứu

    Do mức độ rộng lớn của vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của nhiều nghành, nhiều cấp nên trong đề tài này chỉ đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá tại một số nước đại diện cho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như nguyên nhân thực trạng và giải pháp của Việt Nam trước việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá.


    5. Kết cấu của đề tài

    Phần mở đầu.

    Phần nội dung của đề tài

    Chương 1: Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới

    1.1 Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá

    1.2 Các quy định của pháp luật về bán phá giá trên thế giới

    1.2.1 Quy định chống bán phá giá của WTO

    1.2.2 Quy định chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU)

    Chương 2: thực tiễn chống bán phá giá tại Việt Nam

    2.1 Định nghĩa của Việt Nam về bán phá giá

    2.2 Nguyên nhân của việc bán phá giá hàng hóa

    2.3 Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hóa

    2.4 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam

    2.4.1Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam

    2.4.2 Thực trạng bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

    2.5 Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam

    2.6 Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp .

    Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...