Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đối với mổi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hành hóa. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giớ đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nươc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng Thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hóa của nước ta không cho xuất khâu vào thị trường nước họ. Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã tích cực thanh gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Tháng 7 năm 2000 hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2001. Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu . Tạo động lực cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế của Việt Nam đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các thị trường lớn trên thế giới. Sự tham gia vào các tổ chức này đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài chắc chắn sẻ ngày càng tăng lên trên thị trường nước ta có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời Thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong đó có Thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đạt được điều này, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước và sau khi kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nội địa và bảo vệ thị trường trong nước chống lại việc mua bán phá giá hoặc chống bán phá giá lại các trợ cấp mang tính chấc kỳ thị đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 5. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu. Phần nội dung của đề tài Chương 1: pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới 1.1 Khái niệm bán phá giá và Thuế chống bán phá giá 1.2 Các quy định của pháp luật về bán phá giá trên thế giới 1.2.1 Quy định chống bán phá giá của WTO 1.2.2 Quy định chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) Chương 2: thực tiễn chống bán phá giá tại Việt Nam 2.1 Định nghĩa của Việt Nam về bán phá giá 2.2 Nguyên nhân của việc bán phá giá hàng hóa 2.3Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hóa 2.4 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 2.4.1Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 2.4.2 Thực trạng bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 2.5 Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam 2.6 Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp . Phần kết luận