Luận Văn Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính, là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong một nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu về vốn và một bên là khả năng về vốn. Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuẫn giữa hai trạng thái trái ngược này. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Và cũng chính sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính, bao gồm ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng, cùng với các nghiệp vụ của nó, sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường tài chính.
    Trong số các hoạt động của các trung gian tài chính, hoạt động liên quan đến quan hệ tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, bao gồm các hình thức như cho vay, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán, , và chiết khấu GTCG. Với việc chiết khấu GTCG cho TCTD, khách hàng được đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngay mặc dù GTCG chưa đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó, hoạt động chiết khấu GTCG cũng là một hoạt động của NHNN với vai trò là một trong những công cụ giúp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ.
    Nhận thấy tầm quan trọng đó của hoạt động chiết khấu GTCG, nhóm chúng tôi lựa chọn nội dung “ PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ” làm đề tài nghiên cứu trong môn Luật Ngân Hàng.
    Mục đích nghiên cứu: từ các quy định của pháp luật hiện hành để phân tích về các vấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu GTCG, đồng thời so sánh với thực tiễn nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của pháp luật và đưa ra những dự báo về hoạt động này trong tương lai.
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo.
    Bố cục của đề tài gồm có ba chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về chiết khấu GTCG
    Chương II: pháp luật điều chỉnh về chiết khấu GTCG
    Chương III: Kết luận


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
    I. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ 3
    II. GIẤY TỜ CÓ GIÁ 4
    1. Công cụ chuyển nhượng 4
    2. Các giấy tờ có giá khác 5
    III. CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ 6
    1. Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá 6
    1.1. Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD 6
    1.2. Chiết khấu của TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân .7
    2. Quy trình chiết khấu giấy tờ có giá 8
    2.1. Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD 8
    2.2. Chiết khấu của TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân 9
    3. Tái chiết khấu 10
    CHƯƠNG II 12
    PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
    I. CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD 12
    1. Cơ sở pháp lý 12
    2. Chủ thể 12
    2.1.Bên nhận chiết khấu: NHNN 12
    2.2.Bên được chiết khấu: các ngân hàng thương mại 12
    3. Đối tượng chiết khấu 13
    4. Hình thức chiết khấu 14
    4.1.Chiết khấu toàn bộ thời hạn 14
    4.2.Chiết khấu có kỳ hạn 14
    5. Hạn mức chiết khấu 15
    6. Xử lý vi phạm 16
    II. CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TCTD ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 17
    1. Cơ sở pháp lý 17
    2. Chủ thể 17
    2.1. Bên được chiết khấu 17
    2.2. Bên nhận chiết khấu 18
    2.3. Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN 19
    3. Nội dung giao dịch 20
    3.1. Hình thức giao dịch 20
    3.2. Điều kiện giao dịch 21
    3.3. Phương thức chiết khấu 21
    3.4. Quyền và nghĩa vụ bên nhận chiết khấu 22
    3.5. Quyền và nghĩa vụ bên được chiết khấu 22
    4. Xử lý vi phạm 23


    CHƯƠNG III 25
    KẾT LUẬN
    I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GTCG 25
    1. Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD 25
    2. Chiết khấu của TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân 25
    II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GTCG TRONG THỜI GIAN TỚI 28
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...