Luận Văn Pháp luật về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản khóa luận chưa đầy đủ cho các bạn tham khảo




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT), suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống
    Sự tồn tại, phát triển của con người luôn gắn bó với tự nhiên, với môi trường xung quanh. Nhưng trong quá trình khai thác, con người đã tác động làm biến đổi tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực. Sự phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hoá đã làm cho các nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm Hiện tượng trái đất nóng lên, khí hậu có những diễn biến bất thường, thiên tai diễn ra với quy mô, mức độ tàn phá ngày một lớn và khó kiểm soát. Các cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên nghiêm trọng, sức khoẻ của con người bị đe doạ bởi những căn bệnh hiểm nghèo
    Đối với Việt Nam, sự nghiệp đổi mới sau hơn 25 năm đã đạt được những thành tựu nhất định, đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đường lối đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế cũng đã mở ra những cơ hội lớn để hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển về mọi mặt. Song, sự phát triển của nền kinh tế lại không đi đôi với những tiến bộ trong BVMT, tài nguyên bị khai thác một cách lãng phí, ô nhiễm môi trường trầm trọng. “Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, GDP tăng 1%, chất thải tăng 3%. Nếu chúng ta tiếp tục tình trạng này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt tại thời điểm hiện nay và thế hệ mai sau. Chất lượng cuộc sống sẽ giảm và không bảo đảm thực hiện được ba mục tiêu phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và BVMT”[1].
    Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Nó làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét và đánh giá lại một cách toàn diện để bảo đảm rằng phát triển phải đồng hành với bảo vệ, gìn giữ môi trường sống, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo đảm phát triển bền vững, công bằng và hài hòa các lợi ích.
    Trong các hoạt động khai thác Tài nguyên Thiên nhiên (TNTN) thì hoạt động Khai thác khoáng sản làm mất đi vĩnh viễn nguồn tài nguyên không tái tạo. Làm suy thoái, cạn kiệt nhanh chóng các nguồn tài nguyên sinh học đi kèm: rừng, nguồn nước, đất đai và đa dạng sinh học Sau khi khai thác, môi trường vùng mỏ hầu như không thể hoàn nguyên và phục hồi vì đòi hỏi công nghệ và đầu tư chi phí rất lớn. Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, của cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi cá nhân trong việc BVMT, Luật BVMT năm 2005 đã khẳng định “BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”[2]. Và pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh và xử lý những hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường.
    Việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng thiếu quan tâm đến BVMT, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thời gian vừa qua đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội. Đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các sông suối, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đại hội XI của Đảng đã nhận định: “Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý
    [HR][/HR][1] Dẫn lời ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội.

    [2] Khoản 2, Điều 4, L. BVMT 2005
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...