Luận Văn Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    Lí do chọn đề tài .1


    Mục đích nghiên cứu .2


    Phạm vi nghiên cứu 3


    Phương pháp nghiên cứu .3


    Kết cấu luận văn .3
    Chương I: Khái quát chung về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
    đất trong quy hoạch xây dựng .5


    1.1. Một số khái niệm về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng 5


    1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất .5


    1.1.2. Bồi thường 6


    1.1.3. Hỗ trợ 8


    1.1.4. Tái định cư 8


    1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng 8


    1.2.1. Mục đích .8


    1.2.2. Ý nghĩa .9


    1.3. Lược sử hình thành chính sách bồi thường khi Nhà khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng .10


    1.4. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng .13


    1.4.1. Nguyên tắc bồi thường 13


    1.4.2. Thiệt hại được bồi thường khi Nhà nước thu hồi trong quy hoạch xây dựng 14


    Chương II: Quy định về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất


    trong quy hoạch xây dựng 17


    2.1. Quy định về bồi thường thiệt hại đối với các loại đất 17


    2.1.1. Điều kiện bồi thường của Hộ gia đình, cá nhân .17


    2.1.2. Bồi thường đối với nhóm đất nông nghiệp .24


    2.1.2.1. Định nghĩa và phân loại .24


    2.1.2.2. Hình thức bồi thường .25

    2.1.3. Bồi thường đối với nhóm đất phi nông nghiệp .28


    2.1.3.1. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở 28


    2.1.3.2. Đất phi nông nghiệp là đất ở 30


    2.2. Bồi thường tài sản .32


    2.2.1. Nguyên tắc riêng trong bồi thường tài sản .32


    2.2.2. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất 32


    2.2.3. Bồi thường đối với cây trồng vật nuôi .35


    2.3. Quy định về bồi thường thiệt hại trong trường họp không thu hồi


    đất .39


    2.3.1. Bồi thường về đất 39


    2.3.2. Bồi thường tài sản .40


    2.4. Diện tích và giá đất tính bồi thường .42


    2.4.1. Diện tích đất tính bồi thường .42


    2.4.2. Giá đất tính bồi thường 43


    2.5. Định giá và cách thức định giá đất trong bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất 46


    2.5.1. Định giá đất .46


    2.5.2. Các phương pháp xác định giá đất .48


    2.6. Trình tự, thủ tục, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng 53


    Chương III: Thực trạng của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện 54


    3.1. Thực trạng .54


    3.1.1. về bồi thường đất 54


    3.1.1.1. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp .54


    3.1.1.2. Vấn đề giá đất trong bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng 61


    3.1.1.3. Thu hồi đất bao giờ được bồi thường thiệt hại vô hình .64


    3.1.2. Bồi thường tài sản .66


    3.1.2.1. Bồi thường công trình xây dựng trong một số trường hợp đặc thù khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng 66


    3.1.2.2. Thực trạng về những thiệt hại chưa được pháp luật quy định để tính bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất 70


    3.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng 74

    3.2.1. về bồi thường đất 74


    3.2.1.1. Bảo vệ đất nông nghiệp .74


    3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về giá đất 76


    3.2.1.3. Thiệt hại vô hình phải được bồi thường .77


    3.2.1.4. Nên thành lập Tổng công ty đền bù giải tỏa .79


    3.2.2. về bồi thường tài sản 81


    KẾT LUẬN 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lí do chọn đề tài


    Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, cùng với việc phát huy truyền thống văn hỏa, ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, là quá trình phát triển kinh tế, phát triển đất nước giàu mạnh.


    Để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế thì việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng . được đặt ra, nói đến xây dựng công trình thì tất yếu phải có quy hoạch xây dựng và chính sách bồi thường. Nền kinh tế đang từng bước chuyển mình khi hòa nhập vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Diện mạo nước ta trong những năm gần đây thay đổi rất nhiều: những thửa ruộng, mảnh vườn, khu đất hoang sơ đã biến thành những đại lộ, công viên, khu thương mại, khu công nghiệp sầm uất. Để có được những công trình khang trang to đẹp này, đã không ít người dân phải ra đi, trả lại đất đai cho sự thăng hoa của một diện mạo đô thị mới. Người ta thường nói rằng có “an cư” thì mới “lạc nghiệp”. Do đó cũng xuất phát từ việc trả lại đất cho Nhà nước của người dân. Nhà nước ban hành những quy định về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.


    Hơn một thập niên qua, vấn đề quy hoạch cải tạo mở rộng xây dựng mới các công trình phục vụ lợi ích chung và mục đích kinh doanh đã và đang là một thực tế phong phú, sôi động trong sự phát triển đi lên của hầu hết các đô thị trong cả nước. Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được pháp luật quy định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai là cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. Đe công tác quy hoạch, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả thì vấn đề bồi thường phải được giải quyết triệt để.


    Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất không còn là chuyện của Nhà nước của người có đất bị thu hồi hay của chủ đầu tư mà vấn đề này hiện nay đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Với đặc thù bao đời nước ta là nước nông nghiệp, đa số người dân sống bằng nghề nông, đất đai trở thành tư liệu sản xuất và là nguồn sống của người dân Việt Nam. Từ nét đặc trưng này trong tâm hồn người Việt Nam nhất là người nông dân hình thành tình yêu thửa ruộng, miếng vườn một cách tha thiết. Đất đai giờ đây không chỉ là tài sản mà còn là một nét văn hóa, một nét đẹp tinh thần trong cuộc sống của người Việt Nam. Do đó để buộc người dân rời khỏi mảnh vườn gắn bó bao đời không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên vì sự phát triển chung của đất nước dù muốn hay không người sử dụng đất trả lại đất cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi đất. Trên nguyên tắc người có đất bị thu hồi là người góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước họ xứng đáng được hưởng tương xứng lợi ích của sự phát triển đỏ đem lại. Vì vậy quan trọng là phải có chính sách bồi thường tương xứng cho người bị thu hồi đất để bù đắp lại tổn thất của họ và làm sao đền bù phải tương xứng với giá trị đất đai, tài sản, với những chi phí đầu tư trên đất mà người sử dụng đất đã bỏ ra và cả những thiệt hại vô hình mà người có đất bị thu hồi phải chịu từ việc thu hồi đất của Nhà nước. Làm thế nào để có chính sách bồi thường hợp lý, tương xứng để người cỏ đất bị thu hồi cùng “ được” trong cái “ được” chung của xã hội là vấn đề mà Nhà nước và mọi người luôn quan tâm và mong muốn thực hiện.


    Từ tính cấp thiết và thực tiễn đó nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
     

    Các file đính kèm:

    • 59-.pdf
      Kích thước:
      29.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...