Tiến Sĩ Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ
    BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở
    VIỆT NAM 22
    1.1. Lý luận về thu hồi đất nông nghiệp 22
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp 22
    1.1.2. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp 27
    1.1.3. Nhu cầu cần thiết khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp
    cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 30
    1.2. Lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 31
    1.2.1. Luận giải thuật ngữ “bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” 31
    1.2.2. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 35
    1.2.3. Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 38
    1.2.4. Cơ sở lý luận của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 40
    1.3. Lý luận về pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 43
    1.3.1. Sự cần thiết khách quan của pháp luật điều chỉnh về bồi thườngkhi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 43
    1.3.2. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố chi phối tới pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 46
    1.3.3. Cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
    50
    1.4. Lược sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường khi Nhà
    nước thu hồi đất nông nghiệp
    54
    1.4.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 54
    1.4.2. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 đến trước khi
    ban hành Luật Đất đai năm 2003 55
    1.4.3. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay 58
    1.5. Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu
    hồi đất nông nghiệp và những gợi mở cho
    Việt Nam
    61
    1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 61
    1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 63
    1.5.3. Kinh nghiệm của Singapore
    66
    1.5.4. Một số gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
    pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 68
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 72
    2.1. Nội dung pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 72
    2.1.1. Các quy định về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 72
    2.1.2. Các quy định về điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 81
    2.1.3. Các quy định cụ thể về bồi thường đất và bồi thường tài sản khiNhà nước thu hồi đất nông nghiệp 88
    2.1.4. Các quy định về hỗ trợ cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi 97
    2.1.5. Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ
    trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 102
    2.1.6. Nội dung các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 111
    2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi và bồi thường đối với đất nông nghiệp 114
    Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI
    THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 124
    3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam 124
    3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam 129
    3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 130
    3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người nông dân khi Nhà nước thu hồi
    đất nông nghiệp 144
    3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 151
    KẾT LUẬN 160
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬNÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO165
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một nước có nghề trồng lúa nước truyền thống với khoảng 70% dân số là nông dân. Đất
    nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm
    nghiệp. Trong thế giới hiện đại, vấn đề an ninh lương thực đang là một trong những thách thức mang
    tính toàn cầu. An ninh lương thực gắn liền với đất nông nghiệp. Vì vậy, việc bảo vệ chặt chẽ đất
    nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khách quan đặt ra là phải chuyển một tỉ lệ đất nông nghiệp thích hợp
    sang đất xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới và xây dựng cơ sở hạ tầng, phục
    vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Để giải quyết yêu cầu này, Nhà nước thực hiện thu hồi đất của
    người sử dụng đất nông nghiệp. Thu hồi đất không đơn giản chỉ là việc làm chấm dứt quyền sử dụng
    đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với một diện tích đất nông nghiệp nhất định. Hành động
    này để lại những hậu quả về kinh tế - xã hội cần kịp thời giải quyết nhằm duy trì sự ổn định chính
    trị, xã hội. Thực tế cho thấy đây là công việc khó khăn, phức tạp và thường phát sinh tranh chấp,
    khiếu kiện về đất đai gay gắt, nóng bỏng. Bởi lẽ, nó “đụng chạm” trực tiếp đến những lợi ích thiết
    thực không chỉ của người sử dụng đất mà còn của Nhà nước, của xã hội và lợi ích của các doanh
    nghiệp, chủ đầu tư. Chỉ khi nào Nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể này thì việc
    thu hồi đất mới không tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gây mất ổn định chính trị - xã
    hội. Dẫu vậy, không phải trong bất kỳ trường hợp thu hồi đất nào, Nhà nước, người sử dụng đất và
    các nhà đầu tư cũng tìm được “tiếng nói” đồng thuận; bởi lẽ, người bị thu hồi đất chịu ảnh hưởng
    nặng nề nhất từ việc thu hồi đất nông nghiệp, họ là người bị mất đất sản xuất nông nghiệp - mất tư
    liệu sản xuất quan trọng nhất, trở thành người thất nghiệp và đời sống gia đình rơi vào hoàn cảnh
    khó khăn, v.v Hơn nữa, thu hồi đất nông nghiệp còn đặt ra thách thức mà xã hội phải giải quyết;
    đó là việc giảm sút diện tích đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực quốc gia, làm
    giảm sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm Nhận thức được những thách thức do việc thu hồi đất nông
    nghiệp gây ra cho sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm,
    đường lối, chính sách và ban hành pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp nhằm giải
    quyết hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà đầu tư. Mặc dù
    vậy, thực tế thi hành pháp luật đất đai nói chung và thi hành các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi
    Nhà nước thu hồi đất vẫn chiếm khoảng 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện về đất đai. Điều này có
    nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thu hồi đất và bồi thường có những nội dung còn chưa phù hợp
    với thực tiễn, như các quy định về giá đất bồi thường; quy định về cơ chế thu hồi đất sử dụng vào
    mục đích kinh tế; quy định về thời điểm xác định giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v.v Để
    khắc phục những hạn chế này, cần có sự đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn thực
    trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn
    thiện. Điều này lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
    khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng vừa được sửa đổi, bổ sung
    theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014. Với ý nghĩa
    đó, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
    làm luận án tiến sĩ luật học.
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt
    Nam” là tạo ra một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cấp tiến sĩ, có tính hệ thống về
    những cơ sở pháp lý của việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề
    xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc
    sống đặt ra, trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau
    đây:
    - Phân tích khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp; phân tích khái niệm, đặc điểm của thu hồi đất
    nông nghiệp và sự cần thiết khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp vì sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước; phân tích khái niệm, đặc điểm và lý giải cơ sở lý luận của việc bồi
    thường khi Nhà nước thu hồi
    đất nông nghiệp ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...