Tiểu Luận Pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: Pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước – Thực trạng và giải pháp
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    1. Khái quát cơ sở lý luận về bội chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành 3
    1.1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. 3
    1.2. Đặc điểm của bội chi ngân sách nhà nước. 8
    1.3. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước. 9
    1.4. Nguyên tắc giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. 10
    1.5. Các giải pháp giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. 11
    2. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 13
    2.1. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn trước khi Luật Ngân sách nhà nước 1996 được ban hành (giai đoạn 1991-1996). 13
    2.2. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ khi Luật Ngân sách nhà nước 1996 được ban hành cho đến nay 14
    3. Giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 31
    3.1. Tăng thu 31
    3.1. Giảm chi. 32
    3.3. Vay trong nước và nước ngoài. 33
    3.2. Phát hành tiền 35
    KẾT LUẬN 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 38


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong suốt nhiều năm qua, ngân sách nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giúp nhà nước hình thành và ổn định các quan hệ thị trường, góp phần kiểm soát tình hình lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế Song song với những mặt tích cực ấy, ngân sách nhà nước trong quá trình sử dụng vẫn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Ví như yếu kém trong việc quản lý thu chi ngân sách nhà nước, sử dụng ngân sách nhà nước chưa đúng cách ; dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước.

    Tùy định hướng và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia mà bội chi ngân sách nhà nước mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Đối với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại, vấn đề bội chi ngân sách luôn được đề đặt ra và tìm hướng khắc phục hợp lý. Cùng với nhu cầu và hoàn cảnh này, Chính phủ nước ta đã thiết lập cơ chế pháp lý thích hợp với hoàn cảnh kinh tế thời cuộc, tận dụng các công cụ của mình để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, ổn định nền kinh tế đất nước hiện thời và làm nền tảng phát triển các lĩnh vực khác trong tương lai. Để tìm hiểu thêm về vấn đề bội chi ngân sách nhà nước, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài tiểu luận: Pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước – Thực trạng và giải pháp.

    Bài tiểu luận của nhóm chủ yếu phân tích và nhìn nhận vấn đề đang được đề cập từ khía cạnh pháp lý, với những quy định của nhà nước về việc thực hiện đường lối, chủ trương nhằm khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Mong nhận được sự nhận xét và góp ý của quý thầy cô và bạn đọc.




    1. Khái quát cơ sở lý luận về bội chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
    Như đã đề cập ở Lời mở đầu, bội chi ngân sách nhà nước đang luôn là vấn đề được Nhà nước Việt Nam coi trọng và khắc phục trong nhiều năm qua. Qua thời gian, hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề trên ngày càng được hoàn thiện, có thể kể đến sự ra đời của nhiều Nghị quyết của Chính phủ qua từng thời kỳ. Qua đó, vấn đề sử dụng và cân đối ngân sách nhà nước luôn được đề cao, làm cơ sở để xây dựng, củng cố và phát triển các lĩnh vực khác trong xã hội. Bên cạnh đó là các nghị định bổ trợ cho việc thực hiện, có thể kể đến Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002; Nghị định số 01/2011/NĐ-CP quy định về việc Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; Quyết định số 958/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;
    Lấy cơ chế pháp lý được xây dựng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời kết hợp tìm hiểu trên phương diện kinh tế về vấn đề bội chi ngân sách nhà nước; nhóm chúng tôi xin được tổng hợp phần cơ sở lý luận về bội chi ngân sách nhà nước với các nội dung như sau:
    1.1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
    “Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách[1]”.
    Từ khái niệm trên cho thấy, bội chi ngân sách nhà nước được tính toán từ tổng số chi và tổng số thu của ngân sách trung ương. Cụ thể:
    Tổng số chi của ngân sách trung ương bao gồm các khoản phải chi theo nhiệm vụ, tức các khoản chi phát triển kinh tế,xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các
    [HR][/HR][1] Khoản 1, Điều 4 Nghị đinh số 60/2003/NĐ-CP
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...