Luận Văn Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động

    LỜI MỞ ĐẦU .2


    1. Lý do chọn đề tài 2


    2. Phạm vi nghiên cứu .3


    3. Mục đích nghiên cứu .3


    4. Phương pháp nghiên cứu .3


    5. Kết cấu của đề tài 3


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VÈ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ LAO ĐỘNG TRẺ EM 5


    1.1. Khái niệm trẻ em .5


    1.2. Lao động trẻ em - chủ thể lao động đặc biệt .6


    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em 6


    1.3.1. Các quan niệm truyền thống .6


    1.3.2. Sự phát triển kinh tế 7


    1.4. Vai trò của pháp luật lao động trong việc bảo vệ lao động trẻ em 7


    1.4.1. Pháp luật lao động là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ trẻ em trong quan hệ lao động 8


    1.4.2. Tạo ra sự công bằng trong việc bảo vệ lao động trẻ em .8


    1.4.3. Pháp luật lao động hình thành ý thức xã hội trong việc bảo vệ lao động trẻ em .9


    1.5. Lịch sử qui định của pháp luật lao động về lao động trẻ em 9


    1.6. Những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động 11


    1.6.1. Quy định về độ tuổi lao động tối thiểu .11

    1.6.2. Qui định về việc làm và học nghề đối với lao động trẻ em 12
    1.6.2.1. Qui định về việc làm 12


    1.6.2.2. Qui định về học nghề 16


    1.6.3. Qui định về tuyển dụng lao động là trẻ em .18


    1.6.4. Qui định về tiền lương đối với lao động trẻ em .19


    1.6.5. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 21


    1.6.5.1. Thời giờ làm việc 21


    1.6.5.2. Thời giờ nghỉ ngơi .22


    1.6.6. Qui đinh về an toàn lao động, vệ sinh lao động .22


    1.6.7. Quy định về xử lý kỷ luật và giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động trẻ em .24


    1.6.7.1. Xử lý kỷ luật lao động .24


    1.6.7.2. Giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động trẻ em .26


    CHƯƠNG2


    TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP .28


    2.1. Tình hình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em 28


    2.1.1. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em .28


    2.1.2. Các tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật lao động về lao động trẻ em 30


    2.2. Tình hình vi phạm pháp luật lao động về lao động trẻ em 31


    2.2.1. Vi phạm về độ tuổi lao động, chế độ tiền lương .31


    2.2.2. Vi phạm về thời giờ làm việc và các vi phạm khác .33


    2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động .34

    2.3. Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động về lao động trẻ em .36


    2.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật lao động .36


    2.3.2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao dộng trẻ em .37


    2.3.3. Một số giải pháp khác .37


    KÉT LUẬN 39

    1. Lý do chọn đề tài


    Hỉện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới lao động trẻ em là một hiện tượng xã hội phổ biến. Tuy nhiên, trong số những lao động trẻ em đó có nhiều em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm và bị bóc lột sức lao động. Theo những số liệu mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có ít nhất 218 triệu1 lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi và hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Trẻ em lao động ở nhiều loại hình, lĩnh vực công việc và những mối nguy hại đe dọa lao động trẻ em thay đổi tùy thuộc vào loại hình lao động, điều kiện lao động và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ.


    Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 31% tổng dân số có độ tuổi từ 0 tuổi đến 17 tuổi, năm 20092. Trong gần hai thập niên qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam tương đối nhanh và ổn định, đi cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế, đặc biệt là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ cùng với loại hình kinh tế hộ gia đình đã tạo ra nhiều việc làm mới trong xã hội. Tuy nhiên, kéo theo đó là tình trạng sử dụng lao động trẻ em ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.


    Lao động trẻ em ở Việt Nam đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội, đã và đang nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhà nước đã ban nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ trẻ em trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động hiện hành chỉ đề cập đến người lao động là người chưa thành niên mà chưa có những quy định cụ thể dành riêng cho người lao động là trẻ em. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động là một việc cần thiết, nhằm giải thích, phân tích các quy định của pháp luật một cách thấu đáo. Đồng thời, tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của pháp luật lao động hiện hành về lao động trẻ em. Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động” để làm đề tài nghiên cứu.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đe tài được nghiên cứu trong phạm vi của pháp luật lao động hiện hành về lao động dưới 18 tuổi theo Công ước quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cặn kẽ các quy định của pháp luật cỏ liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động. Qua đó, phân tích đánh giá những điểm phù hợp cũng như chưa phù hợp của các quy định hiện hành. Từ đó, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu người viết vận dụng có kết hợp các phương pháp: tổng hợp, phân tích, thu thập số liệu, so sánh . và đặc biệt là phương pháp phân tích luật để giải quyết các vấn đề được đặt ra một cách tổng quan và toàn diện.


    5. Kết cấu của đề tài


    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu kham khảo, đề tài được kết cấu gồm hai chương. Cụ thể như sau:


    Chương 1: Khái quát chung về lao động trẻ em và những quy định của pháp luật về lao động trẻ em. Trong chương này, người viết nêu một cách khái quát về trẻ em, lao động trẻ em, vai trò của pháp luật lao động đối với lao động trẻ em và những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ lao động trẻ em.


    Chương 2: Tình hình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em và một số giải pháp. Trong chương này, tác giả viết về tình hình thực thi pháp luật lao động đối với lao động trẻ em, một số tồn tại của việc thực thi pháp luật và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về lao động trẻ em.


    Do thời gian nghiên cứu có hạn và có phần hạn chế về kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức thực tiễn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp quý báu từ quý Thầy, Cô và các bạn để người viết củng cố và bổ sung thêm kiến thức đồng thời điều chỉnh lại luận văn hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 9-.pdf
      Kích thước:
      13.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...