Luận Văn Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiêm môi trường - Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiêm môi trường - Thực trạng và giải pháp

    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI


    1.1. Khái quát chung về môi trường và ô nhiễm môi trường .5


    1.1.1. Khái quát chung về môi trường 5


    1.1.1.1 Khái niệm môi trường 5


    1.1.1.2 Phân loại môi trường .7


    1.1.1.3 Chức năng của môi trường .8


    1.1.2. Khái quát chung về ô nhiễm môi trường 10


    1.1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 10


    1.1.2.2 Phân loại ô nhiễm môi trường 12


    1.1.2.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường .13


    1.1.2.4 Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường .15


    1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người 16


    1.2.1. Khái quát chung về sức khỏe con người 16


    1.2.1.1 Định nghĩa sức khỏe con người .16


    1.2.1.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người 17


    1.2.1.3 Tầm quan trọng của sức khỏe 19


    1.2.2. Anh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người 20


    1.2.2.1 Tác động của ô nhiễm nguồn nước 20


    1.2.2.2 Tác động của ô nhiễm không khí .21


    1.2.2.3 Tác động của ô nhiễm tiếng ồn 22


    1.2.2.4 Tác động của ô nhiễm ánh sáng .23


    CHƯƠNG 2


    QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VẺ BẢO VỆ sức KHỎE CON NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


    2.1. Các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường 24


    2.1.1. Quy định về vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân .24

    2.1.2. Quy định về vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất 26


    2.1.3. Quy định về chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt .28


    2.1.4.Quy định về vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm 29


    2.1.5. Quy định về vệ sinh trong xây dựng .30


    2.1.6. Quy định về vệ sinh trong trường học và nhà trẻ 31


    2.1.7. Quy định về vệ sinh trong lao động 33


    2.1.8. Quy định về vệ sinh nơi công cộng 34


    2.2. Các quy định về xử lý vi phạm .37


    2.2.1. Biện pháp xử lý hành chính .38


    2.2.2. Biện pháp xử lý hình sự .41


    2.2.3. Biện pháp xử lý dân sự 45


    CHƯƠNG 3


    PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP


    3.1. Một số tồn tại và giải pháp đối vói các quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường .47


    3.1.1. Luật Bảo vệ môi trường 2005 48


    3.1.1.1. Tồn tại .48


    3.1.1.2. Giải pháp .50


    3.1.2. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 .50


    3.1.2.1. Tồn tại .50


    3.1.2.2. Giải pháp .53


    3.1.3. Các quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung 2009) về các vấn đề có liên quan đến hành vi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người .53


    3.2. Những vấn đề từ thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường .58


    3.2.1. Những kết quả đạt được .58


    3.2.2.Tồn tại 59


    3.2.3. Nguyên nhân .61


    3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 62


    3.23.2. Nguyên nhân chủ quan .63


    3.2.4. Giải pháp .63

    PHẦN KẾT LUẬN 66


    Danh mục tài liệu tham khảo

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong những năm gần đây, tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam diễn biến khá phức tạp, điều đó có thể nhận thấy qua việc các con sông lớn, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, chỉ riêng lưu vực Sông cầu có hơn 2.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với tổng lượng nước thải của các ngành khai thác mỏ, chế biến khoáng sản chiếm 55%, ngành kim khí chiếm 29%. Trong khi đó, đa số mỏ khai thác ở lưu vực sông cầu không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải trong và sau khai thác đều xả thẳng vào nguồn nước mặt. Ngoài ra, các khu công nghiệp và khu chế xuất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thải trên 137.000 m3 nước thải chứa gần 93 tấn chất thải đổ ra các sông Đồng Nai, Thị Vải và Sài Gòn. Lượng NH4 vượt tiêu chuẩn cho phép trên các sông Hồng, cầu, và Thương từ 150-200%. Lượng BOD5 tại các sông trên vượt tiêu chuẩn cho phép 270-380%. Sông Hiếu và sông Hương ở Bắc Trung Bộ có hai chỉ số trên vượt tiêu chuẩn cho phép lần lượt 150-180% và 200-300%. Sông Hàn tại duyên hải Nam Trung Bộ vượt 140-260% và 100-200%. Còn sông Sài Gòn ở đồng bằng Cửu Long có chỉ số BOD5 vượt 200-400%. Sông Thị Vải xa hơn, vượt 1000- 1500%1. Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường có xu hướng ngày càng tăng lên nhưng việc xử lý thì chưa được thực hiện nghiêm túc. Theo tổng kết của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường ngày 01/8/2012, hiện nay cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ, giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Thế nhưng, các doanh nghiệp này lại không làm theo đúng quy trình mà đem chất thải về chôn ngay tại khuôn viên của đơn vị mình. Điển hình trong số doanh nghiệp này là Công ty Môi trường xanh (Vũng Tàu), Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương . Mặt khác, địa phương nào cũng có doanh nghiệp vi phạm về môi trường, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng . Các hoạt động thanh tra, kiểm tra phòng chống vi phạm trong lĩnh vực này mới chỉ phát hiện xử lý khoảng 10% so với vi phạm thực tế. Theo Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, cả nước có hơn 1 triệu tấn chất thải nguy hại, phát sinh chủ yếu từ các nguồn sản xuất công nghiệp, làng nghề, dịch vụ khoa học y tế. Trong đó, chỉ khoảng 60% chất thải nguy hại được xử lý. số còn lại bị chôn lấp, đổ thải hoặc tái sử dụng một cách trái phép2. Điều đáng quan tâm là môi trường sống bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người. Theo thông tin từ Bộ Y tế, khoảng 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng nước ta hiện nay đều có liên quan đến môi trường. Ngoài ra, môi trường bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp gia tăng nhanh chóng, thống kê mới đây ở nước ta cho thấy, cả nước có khoảng hơn 23.000 trường hợp mắc các bệnh nghề nghiệp và dự báo hết năm 2011, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 người. Trong đó, các bệnh phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (73%), điếc do tiếng ồn là 6% . Con số này mới chỉ là thống kê từ những bệnh nhân được đi khám, giám định sức khỏe định kỳ, trên thực tế số người mắc có thể còn cao hơn gấp nhiều lần bởi có đến 80% người lao động không đi giám định, kiểm tra sức khỏe3.VỚi những thực trạng về ô nhiễm môi trường như vậy trong khi các vãn bản quy phạm pháp luật quy định về ô nhiễm môi trường như Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 . còn nhiều thiếu sót, bất cập thì đã dẫn đến hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và do đó, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Như chúng ta đã biết, sức khỏe con người đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, thế nhưng một khi sức khỏe con người bị ảnh hưởng thì kết quả sẽ là đất nước kém phát triển và không thể hội nhập. Vì vậy trước mắt là phải có biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường.


    Như vậy với hai lý do chính là thực trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong khi về mặt pháp lý thì còn nhiều bất cập trong các quy định về vấn đề này nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực tiễn và giải pháp” để nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng luật đồng thời đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm làm cho môi trường quanh ta ngày càng trong sạch, đảm bảo tốt nhất sức khỏe con người.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Liên quan đến lĩnh vực pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường thì có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài Luận văn, tác giả chỉ trình bày và phân tích những quy định được xem là tiêu biểu, nổi bật nhất và có mối liên quan gần nhất với nội dung đề tài. Theo đó, người viết tập trung phân tích các quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Dân sự 2005 và một số Nghị định hướng dẫn có liên quan. Nội dung phân tích chủ yếu là các quy định về vệ sinh trong nguồn nước, trong xây dụng, trong sản xuất công nghiệp . và các quy định về xử lý vi phạm bao gồm xử lý hình sự, hành chính, dân sự.

    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, hiện tại tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra khá nghiêm trọng trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường vẫn còn những thiếu sót nhất định làm cho việc áp dụng luật vào trong thực tế không khả thi nên với việc nghiên cứu vấn đề đó, mục tiêu cuối cùng mà tác giả muốn đưa ra là trên cở sở phân tích những bất cập của các quy định sẽ đưa ra giải pháp cho phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất môi trường quanh ta, góp phần nâng cao sức khỏe con người cũng như nâng cao trình độ phát triển của đất nước, tạo điều kiện để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đầu tiên, để có tư liệu cho việc nghiên cứu, tác giả đã sử dụng biện pháp sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin qua báo đài, tạp chí để chọn lọc, sắp xếp, cơ cấu cho phù họp vào nội dung từng Chương. Tiếp đó, trong quá trình viết cũng sử dụng các phương pháp phân tích luật viết, các biện pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, đồng thời để tạo ra sự dễ dàng cho người đọc trong việc tiếp cận luận văn, tác giả cũng đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để phân tích, chứng minh hay giải thích vấn đề. Tất cả các phương pháp trên được trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà áp dụng phương pháp cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối, mạch lạc trong từng vấn đề của luận vãn.
    5. Bổ cục của Luận văn


    Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba Chương như sau:

    Chương 1: Khái quát về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người.


    Chương 2: Quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường.


    Chương 3: Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Một số tồn tại và giải pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...