MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 5 1.1. Các khái niệm 5 1.1.1. Cổ đông 5 1.1.2. Cổ đông thiểu số 6 1.1.3. Bảo vệ cổ đông thiểu số 10 1.1.4. Nhóm cổ đông 10 1.2. Lý do bảo vệ cổ đông thiểu số 11 1.2.1. Mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số 11 1.2.2. Ý thức và khả năng tự bảo vệ mình của cổ đông thiểu số 12 1.3. Mục tiêu bảo vệ cổ đông thiểu số 13 1.3.1. Khuyến khích nhà đầu bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế 14 1.3.2. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán 15 1.3.3. xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư 16 Kết luận Chương I 19 CHƯƠNG II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 20 2.1. Một số bất cập trong việc cổ đông thiểu số thực thi quyền cổ đông 20 2.1.1. Quyền yêu cầu triệu tập, tham gia và đưa nội dung vào chương trình nghị sự tại cuộc họp Đại hội đông cổ đông 20 2.1.2. Quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi 23 2.1.3. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần 26 2.1.4. Quyền tiếp cận, kiểm soát thông tin của công ty 29 2.1.5. Quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông 34 2.1.6. Áp dụng điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và tỉ lệ biểu quyết thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông 36 2.2. Một số bất cập về thực trạng cổ đông lớn lạm quyền, chi phối công ty và chèn ép cổ đông thiểu số 39 2.2.1. Cổ đông lớn hạn chế cổ đông thiểu số thực hiện quyền cổ đông 39 2.2.1.1. Hạn chế quyền tham dự, chất vấn và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông thiểu số 39 2.2.1.2. Gửi thông báo mời hợp Đại hội đồng cổ đông kèm theo thư uỷ quyền đương nhiên cho Hội đồng quản trị 42 2.2.2. Cổ đông lớn thông qua Hội đồng quản trị chi phối công ty 44 2.2.2.1. Hội đồng quản trị chi phối Đại hội đồng cổ đông 44 2.2.2.2. Hội đồng quản trị chi phối Ban kiểm soát 46 2.2.2.3. Cổ đông lớn chi phối đại diện của cổ đông thiểu số trong Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát 50 2.2.2.4. Cổ đông Nhà nước lạm quyền chi phối hoạt động của công ty 53 2.2.3. Cổ đông lớn lạm quyền để thâu tóm và chiếm đoạt tài sản của công ty 56 2.2.3.1. Cổ đông lớn sử dụng thông tin nội bộ trong giao dịch chứng khoán 56 2.2.3.2. Cổ đông lớn thâu tóm và chiếm đoạt tài sản của công ty thông qua việc công ty phát hành thêm cổ phần, thực hiện thưởng cổ phần và ưu đãi mua cổ phần 59 2.2.3.3. Cổ đông lớn “rút ruột” công ty bằng cách thức thành lập công ty con và thực hiện các dự án đầu tư 63 2.3. Một số bật cập trong việc thực thi cơ chế thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp 64 2.3.1. Cơ chế thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán 65 2.3.1.1. Thực thi cơ chế thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán 65 2.3.1.2. Thực thi chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán 66 2.3.2. Một số bất cập của cơ chế giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp 68 2.3.2.1. Phạm vi thẩm quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số còn bị hạn chế 69 2.3.2.2. Cơ chế xác định vụ việc tranh chấp để giải quyết còn nhiều bất cập 71 Kết luận Chương II 73 KẾT LUẬN CHUNG 75 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Công ty cổ phần (CTCP) đã trở thành loại hình doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất. Hầu hết các CTCP ở Việt Nam đều có sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các CTCP đã niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán (TTCK). Bên cạnh đó, TTCK cũng đang ngày càng phát triển và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt là những nhà đầu tư với số lượng vốn nhỏ. Dưới cả góc độ thực tiễn và pháp lý, Cổ đông thiểu số (CĐTS) được hiểu là những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các hoạt động trong CTCP. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ Luật Công ty 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp (LDN) 1999, rồi đến LDN 2005 và Luật Chứng khoán (LCK) 2006, mô hình CTCP ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng là hướng đến và duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là CĐTS. Trong đó, sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông là vấn đề được các nhà làm luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong ba khía cạnh quyền, nghĩa vụ và lợi ích được pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh, có vẻ như chỉ có phần nghĩa vụ là duy trì được sự bình đẳng tương đối, trong khi hai khía cạnh còn lại thì hầu như chưa đạt được sự công bằng theo đúng nghĩa. Vấn đề bảo vệ CĐTS hiện nay cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc, nhức nhối, làm nản lòng các nhà đầu tư; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh và hiệu quả của việc huy động nguồn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo đánh giá của Deutsche Bank mới đây, nếu như tại các TTCK trong khu vực như Malaysia, Singapore, Hong Kong, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư được 10 điểm thì tại Việt Nam chỉ được 2 điểm . Đồng thời, Báo cáo Môi trường kinh doanh 2010 với chủ đề “Cải cách qua thời kỳ khó khăn”, ấn phẩm lần thứ bảy trong chuỗi báo cáo thường niên do Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là CĐTS, cũng cho thấy Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh so với các năm trước (năm 2008, Việt Nam đứng thứ 91) và đứng thứ 93 trong bảng xếp hạng năm nay . Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của các CĐTS là vấn đề rất cần thiết và bức bách, nhằm đảm bảo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư vốn. Để thực hiện tốt yêu cầu này, trước tiên chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu với các yêu cầu từ thực tiễn để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS. Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. Khảo sát quá trình nghiên cứu Sau khi tiến hành khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: Bảo vệ CĐTS là vấn đề đã được rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham luận, bình luận, chuyên khảo được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, trong khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ xin đề cập đến một số nghiên cứu trước đây trực tiếp về đề tài này và dưới góc độ pháp lý, cụ thể như sau: - Trần Quốc Hoài (2006), “Pháp luật bảo vệ lợi ích nhà đầu tư trên Thị trường Chứng khoán”, Luận văn Thạc sỹ Luật học; - Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học; - Lê Văn Qua (2008), pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; - Đinh Thị Thuý Hồng (2009), “Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; - Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi Cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài bảo vệ CĐTS đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dưới những khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTS chủ yếu trong phạm vi TTCK của tác giả Trần Quốc Hoài, hay việc tiếp cận đề tài này bằng phương pháp so sánh với pháp luật nước ngoài của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang, để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về việc bảo vệ CĐTS. Gần đây là tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng lại tiếp cận vấn đề dưới góc độ liệt kê, chỉ rõ các quy định của LDN 2005 trong việc bảo vệ CĐTS mà không nhằm đưa ra giải pháp Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những thời điểm khác nhau, hầu hết các tác giả đã chỉ rõ những bất cập của các quy định pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS và đã đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong việc bảo vệ CĐTS dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ CĐTS tại Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng Trên tinh thần nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS, đồng thời liên hệ với tình hình thực tiễn để làm rõ các bất cập hiện nay về vấn đề này, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính chất pháp lý có ý nghĩa định hướng trong công tác lập pháp, phần nào giúp các nhà làm luật xem xét lại những bất cập của pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay. Bên cạnh ý nghĩa nêu trên, Khoá luận còn có ý nghĩa trong việc cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản về bảo vệ CĐTS, hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Do đó, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các kiến thức pháp lý cho những học giả quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và CĐTS trong việc trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình một cách tốt hơn. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề lý luận chung về bảo vệ CĐTS theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với tình hình thực tiễn, để qua đó đưa ra khái niệm về CĐTS, mục tiêu của việc bảo vệ CĐTS. Đồng thời, tác giả đi vào phân tích một số bất cập trong công tác bảo vệ CĐTS hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều quan điểm của các chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, để từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra một số giải pháp mang tính pháp lý định hướng cho công tác lập pháp. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong Khoá luận là các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS, mà chủ đạo là các quy định của LDN 2005 và các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này như LCK 2006 cùng các văn bản hướng dẫn và thực trạng một số bất cập trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật nước ngoài mà tác giả tham chiếu đến cũng là đối tượng nghiên cứu mở rộng của Khoá luận. Phạm vi nghiên cứu Trong khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp, nội dung Khoá luận không bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ CĐTS ở nhiều khía cạnh khác nhau, mà tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ CĐTS dưới góc độ pháp lý, cụ thể là nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS và một số bất cập trong thực tiễn bảo vệ CĐTS hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, suy luận logic, so sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nền tảng tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử theo Chủ nghĩa khoa học Mac - Lê Nin. Cấu trúc của đề tài ¬Nhằm thể hiện nội dung đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học, tác giả đã xây dựng cấu trúc của Khoá luận theo trình tự như sau: Phần mở đầu Chương I. Các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số Chương II. Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị Kết luận chung Danh mục tài liệu tham khảo