Luận Văn Pháp luật về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2


    4. Phương pháp nghiên cứu .3


    5. Kết cấu của đề tài .3


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP QUÝ HIẾM Ở VIỆT NAM 5


    1.1 Khái quát chung về động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm


    và bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam .5


    1.1.1 Động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm 5


    1.1.1.1 Khải niệm .5


    1.1.1.2 Đặc trưng của những loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 8


    1.1.2 Phân loại các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý,hiếm .13


    1.1.3 Bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp,


    quý, hiếm ở Việt Nam 19


    1.1.3.1 Lịch sử pháp luật về công tác bảo tồn và quản lý động vật hoang dã ở Việt Nam trong những năm qua 19


    1.1.3.2 Khải niệm về bảo tồn và quản lý các loài động vật hoang


    dã nguy cấp, quý, hiếm .22


    1.1.3.2 Chủ thể quản lỷ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .23


    1.2 Ý nghĩa của việc bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 31


    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM 33


    2.1 Những quy định của pháp luật về bảo tồn và quản lý các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta .33


    2.1.1 Lập danh mục và phân nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp,


    quý, hiếm để quản lý theo mức độ quý, hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng .34


    2.1.1.1 Các tiêu chi xác định một loài động vật hoang dã thuộc vào loại nguy cấp, quý, hiếm và được đưa vào danh sách các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước ưu tiên bảo vệ .34

    2.1.1.2 Trình tự đưa một loài động vật hoang dã vào hoặc ra khỏi Danh mục


    các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ .36


    2.1.2 Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng .37


    2.1.2.1 Thành lập các khu bảo tồn, tạo môi trường sống tự nhiên cho các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .38


    2.1.2.2 Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại .43


    2.1.2.3 Quản ỉỷ việc khai thác, sử dụng, xuất khẩu mẫu vật của các


    loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .45


    2.1.3 Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã .49


    2.1.3.1 Hình thức các cơ sở bảo tồn Đa dạng sinh học ở Việt Nam .49


    2.1.3.2 Trình tự, thủ tục thành lập các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học 51


    2.2 Trách nhiệm pháp lý về bảo tồn và quản lý các loài động vật hoang


    dã nguy cấp, quý, hiếm 53


    2.2.1 Xử lý vi phạm hành chính .53


    2.2.1.1 Đối tượng bị xử phạt 53


    2.2.1.2 Hình thức xử phạt 54


    2.2.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự 58


    2.2.3 Xử lý tang vật sau khi tịch thu .63


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẮP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM- HƯỚNG ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN 66


    3.1 Thực trạng công tác quản lý và bảo tồn các loài động vật hoang


    dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta hiện nay 66


    3.1.1 Tình hình khai thác, buôn bán, sử dụng và vi phạm về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm hiện nay .67


    3.1.2 Thực trạng các khu bảo tồn thiên và các cơ sở đa dạng sinh học


    ở nước ta hiện nay 71


    3.1.3 Thực trạng pháp luật quy định về công tác bảo tồn và quản lý


    các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam .74


    3.2 Hướng đề xuất của bản thân để cải thiện các thực trạng trên, nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và quản lý các loài động vật
    hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .79

    3.2.1 Hướng đề xuất cho các cơ quan hữu quan của Nhà nước ta trong công tác bảo tồn và quản lý các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 79


    3.2.2 Những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức không thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước .81


    3.2.3 Hướng đề xuất đối với những bất cập và thiếu sót của pháp luật . 81


    KẾT LUẬN 84


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .86

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thiên nhiên là người bạn thân thiết của con người. Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường. Vai trò của thiên nhiên trong cuộc sống của con người đã trở thành một vấn đề khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Đây là những kiến thức phổ thông mà mỗi người đã được truyền đạt và thu thập ở những năm trung học.


    Tuy nhiên, trong những năm gàn đây, các phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức, cơ quan đã đưa ra rất nhiều thông tin về vấn nạn môi trường: Sự ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng hơn, hiện tượng ấm lên toàn cầu đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới gây ra nhiều biến động về khí hậu, thời tiết ., lũ lụt, hạn hán, cháy rừng . xảy ra ở nhiều vùng gây mất mác về người và của. Chính những biến đổi đó của thiên nhiên đã và đang “giết” dần một bộ phận lớn các hệ sinh thái, phá hủy môi trường sống tự nhiên của thảm động, thực vật hoang dã và đẩy chúng vào “tình trạng nguy cấp”.


    Động vật hoang dã là một bộ phận của giới sinh vật, là một phần của đa dạng sinh học cũng như là những đứa con của “thiên nhiên”. Trong hệ động vật đó, các loài quý, hiếm còn là những “sản vật” vô giá của quốc gia do các giá trị thiết thực về kinh tế, y học, khoa học môi trường mà chúng mang lại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên các báo đài cũng như trong một số nghiên cứu khoa học, những nhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra một thực trạng rất đáng lo ngại cho những loài này đó là sự suy giảm số lượng cá thể của chúng trong môi trường tự nhiên, chuyên môn gọi là “bị đe dọa tuyệt chủng” và thuật ngữ pháp lý gọi những loài này là “động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”. Điều đáng bất ngờ là ngoài những nguyên nhân đến từ giới tự nhiên, con người cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến hiện trạng đó. Những vụ vi phạm về khai thác, sử dụng, chế biến các loài động vật hoang dã quý, hiếm ngày càng tăng. Trong khi đỏ, theo một số nhà nhận định, khung pháp lý để bảo vệ các loài này ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và hoàn toàn có thể kiểm soát những vấn đề này, như vậy, tại sao thực trạng này lại xảy ra?


    Trước những vấn đề vừa nêu, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam ” với mong muốn qua việc phân tích khung pháp lý quy định cũng như xem xét các thực trạng, người viết có thể trả lời cho câu hỏi đã nêu trên. Từ đó, cá nhân người viết xin đề xuất một số biện pháp để khắc phục vấn đề.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Đề tài “Pháp luật về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam” được viết với mục tiêu sau:

    - Trình bày những hiểu biết chung nhất về Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và công tác bảo tồn, quản lý những loài này theo quy định của pháp luật, vấn đề này được thể hiện thông qua sự phân tích các khái niệm, phân loại, lịch sử, ý nghĩa, phân tích và tóm tắt một số điều luật quy định các phương thức bảo tồn, quản lý theo pháp luật Việt Nam .


    - Qua việc phân tích các điều luật; xem xét thực trạng của công tác bảo tồn, quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở một số địa phương thông qua phương tiện thông tin cùng với các số liệu thống kê từ đó giúp chúng ta thấy được những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của công tác này trên thực tế cũng như phân tích những nguyên nhân gây ra các hạn chế đó.


    - Từ những phân tích vừa nêu, người viết đề ra một số giải pháp nhằm giúp hoàn thiện phần nào những thiếu sót, hạn chế của công tác này để góp phần giúp cho việc thực hiện công tác đạt hiệu quả cao hơn.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Các vấn đề xung quanh công tác bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhìn chung khá rộng bao gồm nhiều mặt như xã hội, khoa học, sinh học chuyên ngành . Tuy nhiên, trong đề tài, người viết chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính pháp lý.


    Thứ nhất, trình bày những vấn đề khái quát chung nhất về động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt Nam và lịch sử pháp luật của công tác bảo tồn, quản lý các loài động vật này ở nước ta trong những năm qua, chủ yếu là nêu những văn bản pháp luật liên quan trong từng thời kỳ và rút ra ý nghĩa của công tác này trong thực tiễn hiện nay.


    Thứ hai, đối với nội dung liên quan đến pháp luật về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, người viết chỉ nêu tổng quát và tóm tắt những phương thức, chế tài được quy định trong luật. Đề tài chỉ đề cập đến những vấn đề mà người viết nghĩ là cần thiết chứ không đi sâu vào tất cả các khía cạnh. Qua việc phân tích những nội dung đó, người viết sẽ có được những hiểu biết nhất định về hoạt động bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam.


    Thứ ba, về thực trạng của công tác bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm hiện nay, người viết chỉ khái quát tình hình thực tế thông qua các vi phạm trong việc khai thác, sử dụng, kinh doanh; thực trạng những nơi bảo tồn và yếu kém của pháp luật. Sau khi xem xét, phân tích, người viết sẽ đưa ra những đề xuất của bản thân để góp phàn hoàn thiện công tác này ở hiện tại và tương lai.

    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết sử dụng các phương pháp sau:


    Phương pháp nghiên cứu, liệt kê và phân tích luật viết. Đề tài sử dụng nhiều văn bản pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến bảo tồn, quản lý các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cũng như những văn bản góp phàn làm rõ các khái niệm . của Việt Nam. Việc nghiên cửu, phân tích là cơ sở quan trọng để hoàn thành đề tài.


    Phương pháp thống kê và phân tích số liệu từ một số nguồn liên quan để chứng minh cho những luận điểm mà người viết đưa ra.


    Đây là hai phương pháp chính giúp người viết xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận văn.


    5. Kết cấu của đề tài


    Luận văn bao gồm: Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung được trình bày thành ba chương, cụ thể như sau:


    ã Chương 1: Những vấn đề chung về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Nội dung chính của chương này là đi vào những luận điểm mang tính khái quát chung nhất về động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm và bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm (phần 1.1) bao gồm khái niệm, phân loại động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, lịch sử pháp luật về bảo tồn và quản lý các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta trong những năm qua VỀ những chủ thể thực hiện công tác này trên thực tiễn. Từ đó, nêu lên ý nghĩa của công tác này đối với thực tiễn ngày nay (phần 1.2).


    ã Chương 2: Pháp luật về bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Đây là nội dung chính của đề tài nêu ra những quy định của pháp luật hiện hành về công tác bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta. Trong phần này, người viết đi sâu liệt kê và phân tích các điều luật liên quan đến những phương thức bảo tồn, quản lý mà pháp luật nước ta đã quy định (phần 2.1), trong đó, tiêu đề của những luận điểm chi tiết dựa trên quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường 2005. Bên cạnh đó, trong chương này, người viết còn đề cập đến việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn, quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và phân tích những ưu điểm, khuyết điểm của các hình thức xử phạt (phần 2.2).


    ã Chương 3: Thực trạng công tác bảo tồn và quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam- Hướng đề xuất để hoàn thiện. Chương này chủ yếu nêu lên tình hình thực tế trong các hoạt động khai thác, sử dụng, chế biến, kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thông qua các số liệu thống kê và một số vụ vi phạm cụ thể được người viết thu thập (phần 3.1). Sau khi phân tích thực trạng, người viết nêu ra một số biện pháp khắc phục mang tính cá nhân nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện công tác này ở Việt Nam (phần 3.2).

    Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như khó khăn trong việc tìm tài liệu, số liệu và một số thực tiễn vi phạm . cũng như là những hạn chế về mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của người viết nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được những đóng góp của quý Thầy, Cô và những người đọc khác để giúp người viết sửa chữa, khắc phục những hạn chế của đề tài này, nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn.


    Người viết xin gửi lời cám ơn đến cô Võ Hoàng Yến, người trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để nghiên cứu và giúp đỡ người viết thấy được những thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho người viết có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
     

    Các file đính kèm:

    • 68-.pdf
      Kích thước:
      34.6 MB
      Xem:
      5
    anhtuanqb93 thích bài này.
Đang tải...