Lời mở đầu Di sản văn hóa việt nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc việt nam là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng việt nam và tạo cảnh quan môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Những giá trị về nghệ thuật và vẻ đẹp của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tạo nên sự đa dạng về cảnh quan môi trường, gớp phần đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người đặc biệt là nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Tuy nhiên qua thời gian các di sản văn hoá đang ngày càng bị mất hoặc giảm dần giá trị vốn có một phần do sự bào mòn của thời gian nhưng phần lớn do sự tác động của con người như hoạt động du lịch không có sự quản lý chặt chẽ, những hành vi lấn chiếm bất hợp pháp, việc trùng tu tôn tạo không đúng phương pháp từ đó làm mất đi ý nghĩa lịch sử, giá trị nguyên gốc của di tích, phá vỡ các giá trị cảnh quan gây nên nhiều những bức xúc trong dư luận. Song song với những vấn đề trong việc bảo tồn di sản văn hóa là tình trạng ngày càng gia tăng những xung đột và tranh chấp trong các vấn đề môi trường, trong đó cũng có sự tranh chấp về di sản văn hóa. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại việt nam, trong khi chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống con người thì sự gia tăng các nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên mặc dù là xu thế tất yếu của cuộc sống như lại vi phạm nguyên tắc hữu hạn của các nguồn tài ngyên nên tình trạng xung đột, tranh chấp môi trường là khó tránh khỏi gây nên tình trạng bất ổn về vấn đề môi truờng nói riêng và về nhiều vấn đề xã hội nói chung. Từ những lý luận đã trình bày ở trên cho thấy những vấn đề về bảo tồn di sản và tranh chấp môi trường nếu không có những biện pháp có tính chất pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể thì có thể gây nên nhiều những tác động tiêu cực mà khó có thể kiểm soát. Do đó nhóm em xin được nghiên cứu 2 chương: Chương XI : pháp luật về bảo tồn di sản Chương XIII : Giải quyết tranh chấp môi trường Mục lục A. pháp luật bảo tồn di sản I. Di sản văn hóa 1. Khái niệm 2. Tiêu chí đánh giá di sản 3. Xếp hạng di sản 4. Quy định xếp hạng 5. Thực trạng di sản ở Việt Nam II. pháp luật bảo tồn di sản 1. Hệ thống văn bản pháp luật 2. Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể 3. Các quy định cụ thể bảo vệ di tích. 4. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm luật bảo tồn di sản. 5. Thực trạng áp dụng luật bảo tồn di sản III. Giải pháp kiến nghị B. Giải quyết tranh chấp môi trường I. Lý luận chung 1. Khái niệm 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 3. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. 4. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam. II. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường. 1. Hệ thống văn bản pháp luật 2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường 3. Thực trạng áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam III. Kiến nghị giải pháp Tài liệu tham khảo