Tài liệu Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam - một số vấn đề cần hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát về bán hàng đa cấp và pháp luật về bán hàng đa cấp
    Bán hàng đa cấp là phương thức bán
    hàng trực tiếp, theo đó doanh nghiệp bán hàng hoá thông qua mạng lưới những người tham gia bán hàng ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Người tham gia bán hàng đa cấp sẽ nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hoá của mình và của người tham gia bán hàng cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Phương thức bán hàng đa cấp đã được áp dụng trong kinh doanh từ những năm 1930 tại Mĩ nhưng phải đến đầu những năm 1980, phương thức bán hàng đa cấp mới thực sự phát triển mạnh mẽ tại các nước như Mĩ, Canada, Mexico, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển Đến đầu những năm 1990, bán hàng đa cấp cũng đã xâm nhập và phát triển mạnh ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore Hiện nay, hàng chục nghìn doanh nghiệp ở trên 100 quốc gia áp dụng phương thức bán hàng đa cấp với doanh thu hàng tỉ USD mỗi
    năm. Ở Việt Nam, phương thức bán hàng đa



    ra thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Lâm Đồng, Bình Phước, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên Sự phát triển của phương thức bán hàng này đã phản ánh những tác động tích cực cũng như những ưu điểm của nó so với các phương thức bán hàng khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của phương thức bán hàng đa cấp đã xuất hiện một phương thức kinh doanh lừa đảo theo mô hình “kim tự tháp” mà Luật cạnh tranh của Việt Nam gọi là “bán hàng đa cấp bất chính” nên hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ thừa nhận bán hàng đa cấp thì đều có các văn bản pháp lí để cấm phương thức kinh doanh theo mô hình kim tự tháp, đồng thời để quản lí chặt chẽ phương thức bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cũng như quan điểm và kĩ thuật lập pháp khác nhau nên có nước và vùng lãnh thổ quy định về bán hàng đa cấp trong luật cạnh tranh, luật thương mại, luật hình sự và có văn bản hướng dẫn riêng, có nước lại có luật riêng điều chỉnh bán hàng đa cấp và bán hàng trực tiếp. Ngày 3/12/2004 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật cạnh tranh, ngày
    24/8/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị

    cấp mới được du nhập từ năm 1998.
    Phương thức bán hàng này bắt đầu xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lan



    định số 110/2005/NĐ-CP về quản lí hoạt động bán hàng đa cấp. Luật cạnh tranh, Nghị định số 110 cùng với hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực đăng kí kinh doanh, giao kết hợp đồng, quảng cáo thương mại, giá và quản lí chất lượng hàng hoá đã tạo thành hệ thống pháp luật về bán hàng đa cấp. Pháp luật về bán hàng đa cấp quy định những nội dung chủ yếu như phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, dấu hiệu pháp lí của bán hàng đa cấp, nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính, hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, điều kiện và thủ tục đăng kí tổ chức bán hàng đa cấp, các trường hợp tạm ngừng và chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, xử lí vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp, vấn đề quản lí nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Về cơ bản các nội dung chủ yếu nói trên đã đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam cũng còn một số nội dung chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển của phương thức kinh doanh này.
    2. Một số vấn đề cần hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam
    Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh
    doanh, thương mại nói chung và pháp luật về bán hàng đa cấp nói riêng là nhu cầu tất yếu và khách quan, thể hiện nguyên tắc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật về bán



    hàng đa cấp là công cụ quản lí hoạt động bán hàng đa cấp cần thiết và hiệu quả, có vai trò quan trọng trong việc chống lại các hành vi bán hàng đa cấp bất chính, bảo vệ thị trường, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, qua đó bảo vệ được lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và của toàn xã hội. Để phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển của phương thức kinh doanh đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới, theo chúng tôi, pháp luật về bán hàng đa cấp cần hoàn thiện một số nội dung sau đây:
    Thứ nhất, pháp luật về bán hàng đa cấp ở
    Việt Nam cần mở rộng phạm vi áp dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...