Tài liệu Pháp luật ưu đãi xã hội trong thời kì đổi mới và một số kiến nghị

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Pháp luật ưu đãi xã hội từ thời điểm đổi mới đến trước khi có Pháp lệnh ưu đãi người có công (năm 1994)
    Từ cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hoá
    tập trung, chúng ta chủ chương phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Điều đó cũng đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách xã hội, đặc biệt đối với những người có công, bởi đây là vấn đề mang tính lịch sử nhưng lại hết sức nhạy cảm, vì vậy pháp luật ưu đãi xã hội cũng có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
    Ở giai đoạn trước - thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do chúng ta vừa phải giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh, vừa phải chuẩn bị cho công cuộc xây dựng và phát triển nên Nhà nước tuy có ban hành một số văn bản pháp luật về ưu đãi xã hội như Quyết định số 208/CP ngày 20/7/1977, Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978, Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 song vẫn còn hết sức tản mạn. Hơn nữa, cũng do hoàn cảnh kinh tế nước ta thời kì đó còn quá nhiều khó khăn nên công tác ưu đãi trong thời kì này chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc xác nhận thương binh, liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang . Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi tuy đã được đặt ra và bước đầu đã có sự cân đối với chế độ tiền lương của công nhân viên chức





    lao động song còn rất thấp . Chính vì vậy, chuyển sang giai đoạn đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải có những cải cách trong chính sách đối với những người có công. Bên cạnh việc thực hiện các chế độ ưu đãi đã được quy định, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định về vấn đề này như Quyết định số 79-HĐBT ngày 5/7/1989, Quyết định số 8-HĐBT ngày 5/1/1990, Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993, Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 . về chế độ trợ cấp đối với người có công. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh, sửa đổi các chế độ trợ cấp đối với các đối tượng được hưởng chính sách xã hội cho phù hợp với tình hình mới và có tính chất tạm thời chứ chưa phải là cố định lâu dài. Có lẽ cũng vì vậy mà các văn bản ưu đãi thời kì này chủ yếu được ban hành dưới hình thức dưới luật. Các đối tượng ưu đãi cũng như các chế độ ưu đãi hầu như cũng không có sự thay đổi so với trước. Đây cũng là vấn đề dễ lí giải bởi ở giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, kinh tế nước ta đang trong thời kì chuyển đổi nên còn chưa ổn định và có nhiều khó khăn. Việc thực hiện chính sách đối với người có công lại chủ





    yếu do ngân sách nhà nước đảm nhiệm nên chúng ta chưa có đủ điều kiện để có những cải cách đủ mạnh có thể làm thay đổi cơ bản chính sách, chế độ đối với các đối tượng này. Sự thay đổi trong chế độ ưu đãi lúc này cũng chỉ là những biện pháp tình thế nhằm giải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt trong thời kì đổi mới, do đó, đời sống của người có công thời kì này vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là sự khó khăn chung của đất nước lúc bấy giờ và dù sao so với giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chế độ ưu đãi cũng đã bắt đầu có những bước chuyển biến đáng kể.
    2. Pháp luật ưu đãi xã hội từ khi có Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công đến nay và một số kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...