Tài liệu Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các Bộ luật Tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, trong những năm đầu của thời kì đổi mới, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa được pháp điển hoá. Việc tiến hành tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đều được tiến hành trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp luật đơn hành. Những văn bản này chỉ quy định hoạt động trong từng lĩnh vực tố tụng như Luật số 103 ngày 20/5/1957 quy định về việc bảo đảm quyền tự do dân chủ và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của công dân; Thông tư số 01/TT-LB ngày 16/2/1984 của Toà án nhân dân tối cao và Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) hướng dẫn về việc đình chỉ và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Địa vị pháp lí của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng hình sự không được xác định một cách rõ ràng, không có sự phân biệt giữa bị can và bị cáo, mặc dù địa vị pháp lí của họ trong từng giai đoạn tố tụng là khác nhau. Khái niệm người thực hiện hành vi phạm tội và người có hành vi vi phạm pháp luật khác cũng chưa được phân biệt một cách rõ ràng. Điều này thể hiện ngay cả trong những quy định của pháp luật như Luật số 103 quy định về việc “bắt người phạm pháp quả tang”. Điều này dẫn đến tình trạng bắt cả những người chỉ có





    hành vi vi phạm hành chính hay vi phạm pháp luật dân sự, vì họ cho rằng mọi hành vi phạm pháp đều có thể bị bắt. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ dừng lại ở việc quy định trong Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức toà án nhân dân Mặc dù vậy, những văn bản trên cũng đã góp phần vào việc khắc phục một số những thiếu sót trong việc giải quyết vụ án hình sự.
    2. Kế thừa và phát triển những thành tựu về lập pháp tố tụng hình sự nước ta trong những văn bản tố tụng đơn lẻ, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, ngày 28/6/1988 tại kì họp Quốc hội thứ ba, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đã thông qua BLTTHS. Bộ luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1989. Đây là BLTTHS đầu tiên của nước ta, trong đó quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. So với các văn bản pháp luật tố tụng hình sự trước đây, Bộ luật đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; đề cao vai trò của các tổ chức





    xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
    Với việc pháp điển hoá, BLTTHS là nguồn quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, là căn cứ, cơ sở để các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án tiến hành giải quyết vụ án hình sự một cách thống nhất. Việc pháp điển hoá pháp luật tố tụng hình sự là sự khởi đầu thể hiện bước tiến trong kĩ thuật lập pháp của nước ta. BLTTHS năm 1988 bao gồm bảy phần, 32 chương, 286 điều với các đặc điểm cơ bản sau:
    - Thứ nhất, BLTTHS được xây dựng trên cơ sở kế thừa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước đến nay cũng như những giá trị tốt đẹp của pháp luật tố tụng hình sự truyền thống, quán triệt và thể chế hoá đường lối đổi mới Nhà nước ta.
    - Thứ hai, BLTTHS được xây dựng trên cơ sở tham khảo những kinh nghiệm pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới, nhất là pháp luật tố tụng hình sự của một số nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là luật tố tụng hình sự của Liên xô (cũ);
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...