Tài liệu Pháp luật tố tụng hành chính - quá trình hình thành và phát triển

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật tố tụng hành chính được xác định là ngành luật bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, củng cố và bảovệ trật tự pháp luật của Nhà nước và xã hội.
    Pháp luật tố tụng hành chính được hình thành ở thời điểm vào giữa thập kỉ thứ 9 của thế kỉ trước - thời điểm mà nhìn vào điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống pháp lí của nước nhà đã có một vài ý kiến mong muốn đặt vấn đề chúng ta nên thành lập cơ quan tài phán hành chính. Đã có 3 ý tưởng đưa ra: Một là, thiết lập tòa án hành chính độc lập trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, phương án này trái với Điều 127 và Điều 134 Hiến pháp năm 1992; hai là, thành lập “viện tài phán hành chính”. Song phương án này cũng tỏ ra không khả thi khi nhiều ý kiến cho rằng cơ quan này cũng thực chất là tòa án; ba là, thiết lập tòa hành chính trực thuộc tòa án nhân dân. Phương án này được chấp nhận bởi tính hợp hiến vả lại dễ thực thi trong thời điểm hiện tại.
    Với yêu cầu trong giai đoạn mới, Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức toà án nhân dân được thông qua ngày 28/10/1995 đã quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và





    các toà án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính và kinh tế và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật”. Ngày 01/7/1996
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ
    chức toà án nhân dân có hiệu lực thi hành. Đồng thời ngày 21/7/1996 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tranh chấp hành chính từ đây chính thức được giải quyết bằng quy trình tố tụng bởi toà án nhân dân. Đây là sự kiện pháp lí quan trọng bởi từ nay người dân có thêm một phương thức để thực hiện quyền khiếu kiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Đây cũng chính là khởi điểm cho sự hình thành của pháp luật tố tụng hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự ra đời của pháp luật tố tụng hành chính trong bối cảnh như vậy là cơ sở để chúng ta xác định thời điểm hình thành của ngành luật tố tụng hành chính. Hơn nữa, các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính luôn được sửa đổi, bổ sung được coi như là “quá trình thiết lập cơ quan tài phán hành chính Việt Nam, vừa làm vừa hoàn thiện cùng với quá trình lãnh đạo cải cách thủ tục hành chính”.



    Chính vì vậy mà các thời điểm sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là những mốc đánh dấu sự phát triển và đổi mới của pháp luật tố tụng hành chính. Từ những lí giải trên đây có thể chia quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hành chính thành các giai đoạn sau:
    1. Giai đoạn từ 01/7/1996 đến 25/12/1998
    Trong giai đoạn này, pháp luật tố tụng hành chính được thể hiện phần lớn và chủ yếu các nội dung cơ bản tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, gồm các vấn đề tố tụng như sau:
    - Về thủ tục tiền tố tụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...