Tài liệu Pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ và khả năng ứng dụng vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự vi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    heo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ thì
    một vụ án dân sự ở Hoa Kỳ trước tiên được giải quyết ở toà án cấp sơ thẩm, nếu các đương sự không đồng ý với bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm thì có quyền kháng cáo để yêu cầu toà án cấp phúc thẩm xem xét lại. Các đương sự cũng có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án cấp phúc thẩm một lần nữa lên Toà án tối cao.
    1. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm
    Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, thủ tục tố tụng dân sự tại toà án cấp sơ thẩm gồm các bước sau:
    - Khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự
    Đương sự có quyền và lợi ích hợp pháp cần bảo vệ có quyền nộp đơn khởi kiện ra toà án. Đơn khởi kiện nêu rõ các căn cứ cho việc xác định toà án có thẩm quyền giải quyết, các căn cứ làm cơ sở cho yêu cầu và các yêu cầu đền bù cụ thể. Khi toà án nhận được đơn khởi kiện và thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì toà án thụ lí vụ án. Sau khi thụ lí vụ án, toà án có trách nhiệm thông báo với bị đơn về việc nguyên đơn đã khởi kiện vụ án ra toà. Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận thông báo của toà án (thời hạn này có thể kéo dài đến 30 ngày đối với bị đơn ở trong





    nước hoặc đến 90 ngày đối với bị đơn ở nước ngoài) bị đơn có nghĩa vụ nộp cho toà án văn bản trả lời của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn. Nội dung trả lời của bị đơn bao gồm những ý kiến của bị đơn về những vấn đề nguyên đơn nêu trong đơn khởi kiện, những yêu cầu nào của nguyên đơn được chấp nhận, những yêu nào không được chấp nhận.(1)
    - Thu thập chứng cứ
    Các bên đương sự phải tự mình tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình như thu thập các chứng cứ viết, các vật chứng, đề xuất toà án triệu tập những người làm chứng cần thiết Theo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, các bên đương sự có quyền và nghĩa vụ trao đổi chứng cứ với nhau và quyền được biết toàn bộ các chứng cứ của bên kia. Nếu một bên từ chối không cung cấp chứng cứ hoặc không trả lời về vấn đề nào đó thì thẩm phán sẽ ban hành lệnh buộc người từ chối phải cung cấp chứng cứ hoặc áp dụng các biện pháp chế tài cần thiết. Nếu người không cung cấp chứng cứ là bị đơn thì thẩm phán sẽ quyết định giải quyết vụ kiện hoàn toàn trên chứng cứ do




    * Giảng viên Khoa luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội



    nguyên đơn xuất trình trước toà án. Trong trường hợp thẩm phán thấy rằng chứng cứ mà các đương sự xuất trình chưa đầy đủ để giải quyết vụ việc thì thẩm phán yêu cầu các bên đương sự cung cấp thêm chứng cứ chứ thẩm phán không bao giờ tự mình thu thập chứng cứ. Sau khi các bên thu thập được đầy đủ thông tin, chứng cứ thì họ phải gặp nhau theo lệnh của thẩm phán, chủ toạ phiên toà. Tại đây, thẩm phán có thể tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc hoặc thống nhất những vấn đề cần tranh tụng tại phiên toà (những vấn đề các đương sự còn mâu thuẫn, những thông tin, tài liệu nào mà các bên không đồng ý là chứng cứ hoặc một bên không đồng ý là chứng cứ để đưa ra trước toà trong vụ việc đó, triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham
    gia phiên toà).(2)
    - Xét xử sơ thẩm
    Phiên toà xét xử sơ thẩm ở Hoa Kỳ có sự tham gia của đoàn bồi thẩm nếu các đương sự đồng ý có đoàn bồi thẩm. Luật sư của nguyên đơn sẽ mở đầu phiên toà bằng việc đưa ra tuyên bố về vụ việc. Luật sư của bị đơn cũng đưa ra tuyên bố để xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ việc của bị đơn. Luật sư của nguyên đơn trình bày trước toà án về ý kiến của họ, chứng minh sự việc bằng các chứng cứ, tài liệu và người làm chứng. Luật sư của bị đơn cũng đưa ra các quan điểm của mình cùng các chứng cứ, tài liệu, người làm chứng. Những người làm chứng của mỗi bên đương sự có thể bị chất



    vấn bởi luật sư của đương sự phía bên kia. Sau đó, bên nguyên đơn đưa ra lời kết luận của mình và bên bị đơn cũng đưa ra lời kết luận. Sau khi kết thúc việc tranh tụng giữa các bên đương sự, thẩm phán chủ tọa phiên toà sẽ hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn pháp luật về giải quyết vụ việc. Các bồi thẩm sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, các chứng cứ để quyết định giải quyết vụ việc. Phán quyết của đoàn bồi thẩm sẽ được quyết định theo đa số và được thể hiện bằng văn bản trình lên thẩm phán chủ tọa phiên toà. Thẩm phán sẽ công bố kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn và ra bản án trên cơ sở và phù hợp với kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn. Trong trường hợp bồi thẩm đoàn có quan điểm giải quyết vụ án trái ngược với quan điểm của thẩm phán thì thẩm phán có thể huỷ bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn nếu cho rằng phán quyết của bồi thẩm đoàn là trái pháp luật, chưa đủ chứng cứ để giải
    quyết vụ việc.(3)
    Như vậy, có thể thấy pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ luôn đề cao vai trò của các bên đương sự trong việc chứng minh sự việc, họ là các chủ thể tranh tụng giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả tranh tụng. Trong suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình đẳng với nhau và liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lí lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước toà án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Toà án không chủ động thu thập chứng cứ mà chỉ là người trọng tài, giữ vai trò trung gian, căn



    cứ vào kết quả tranh tụng để ra quyết định giải quyết vụ án. Tất cả các tình tiết, chứng cứ, tài liệu dùng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án đều được các bên tranh tụng công khai, trực tiếp và bằng lời nói tại phiên toà. Trong quá trình tranh tụng tại phiên toà, vai trò chủ động thuộc về các luật sư là người dẫn dắt việc nêu câu hỏi và kiểm tra lời khai của người làm chứng.
    Ở Việt Nam, về cơ bản, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) được xây dựng trên cơ sở thủ tục tố tụng xét hỏi nhưng có kết hợp các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng. Đó là trách nhiệm chứng minh thuộc về các đương sự, toà án không có nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Toà án là người đánh giá, đối chiếu và kiểm tra chứng cứ, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với vụ án cần giải quyết và ra bản án, quyết định trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Tại phiên toà, vai trò của đương sự và luật sư được đề cao, ở phần hỏi các bên đương sự tự trình bày về nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Hội đồng xét xử chỉ hỏi các đương sự về những vấn đề mà các đương sự trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó. Luật sư được chủ động khi tham gia tranh luận, chủ tọa phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến. Khi nghị án có thể quay trở



    lại việc hỏi và tranh luận. Tuy nhiên, BLTTDS vẫn còn thiếu các quy định để bảo đảm đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh cũng như thực hiện việc tranh tụng. Chẳng hạn, BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh, có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ do bên kia cung cấp nhưng lại không quy định về việc các đương sự có quyền và nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu cho nhau. Hoặc các đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lí chứng cứ cung cấp chứng cứ nhưng lại không quy định biện pháp chế tài khi các chủ thể này không cung cấp chứng cứ cho đương sự. Nhưng như đã phân tích ở trên thì những vấn đề này chúng ta đều tìm thấy trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ. Hơn nữa, để giúp cho đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hầu hết các vụ án dân sự ở Hoa Kỳ đều có sự tham gia của luật sư. Trong trường hợp các đương sự không có khả năng để thuê luật sư thì họ được các công ti trợ giúp pháp lí giúp đỡ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...