Tài liệu Pháp luật thuế thu vào thu nhập [56 trang]

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập:
    1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập:
    - Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩa vụ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước
    Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau::
    - Kinh tế thị trường – phân hóa giàu nghèo – Nhằm điều tiết thu nhập để thực hiện công bằng xã hội.
    - Xu hướng toàn cầu hóa và để khuyến khích kinh tế thị trường – giảm thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ. Đề ổn định nguồn thu cho ngân sách cần quan tâm đến điều tiết vào thuế thu vào thu nhập.
    Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. mục đích cảu việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả.
    Khái niệm: Thuế thu vào thu nhập là những sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
    Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: Pháp luật thuế thu vào thu nhập là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của các cá nhân, tổ chức có phát sinh thu nhập theo qui định của pháp luật.
    Trước ngày 1/1/2009, có 3 sắc thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể có phát sinh thu nhập. Tuy nhiên do sự thay đổi về cách xác định thu nhập nên đến ngày 1/1/2009, chỉ còn 2 sắc thuế thu vào thu nhập:
    - Thuế thu nhập doanh nghiệp;
    - Thuế thu nhập cá nhân.
    2. Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập: có 3 đặc điểm cơ bản
    a. Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu:
    - Điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước: người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế.
    - Điều tiết trước khi tiêu dùng (trước khi chịu thuế hàng hóa, dịch vụ).
    - Ưu điểm và nhược điểm của thuế trực thu.
    b. Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế.
    - Thu nhập chịu thuế rất đa dạng và mỗi sắc thuế xác định những khoản thu nhập cụ thể là đối tượng chịu thuế riêng biệt.
    - Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập trực tiếp mà đối tượng nộp thuế có được bằng chính hành vi của mình làm phát sinh thu nhập.
    - Thu nhập chịu thuế phải là những khoản thu nhập hợp pháp, hợp lý được pháp luật công nhận bằng những hoạt động, những hành vi cụ thể của người chịu thuế tạo ra.
    [​IMG] Căn cứ xác định thu nhập phát sinh làm căn cứ tính thuế: được xác định dựa vào 2 yếu tố:
    - Yếu tố quốc tịch: cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập phát sinh từ thu nhập của mình cho quốc gia đó không phân biệt thu nhập đó phát sinh trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
    - Yếu tố chủ quyền quốc gia (yếu tồ lãnh thổ): thu nhập phát sinh ở lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia nào thì quốc gia đó được quyền thu thuế thu nhập không phân biệt quốc tịch của chủ thể có thu nhập.
    Câu hỏi: Thu nhập của công nhân, doanh nghiệp trong khu chế xuất có là đối tượng chịu thuế thu nhập theo pháp luật thuế thu nhập Việt Nam không?
    Ví dụ: Công ty A (quốc tịch Việt Nam) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Singapo là 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng Việt Nam), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hàn Quốc là 19%. Công ty A có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Thứ nhất: nộp tại Singapo = 160.000.000 x 19% = 30.400.000 đồng; Thứ 2: nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam = 160.000.000 x (25% - 19%) = 9.600.000 đồng. Ngược lại nếu một công ty B (quốc tịch Singapo) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng Việt Nam), công ty B có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam = 160.000.000 x 25% = 40.000.000 đồng; công ty B không có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tại Singapo và cũng không được hoàn lại số tiền thuế đã nộp cho nhà nước Việt Nam. Đây là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữ các chủ thể và bảo vệ lợi ích của các quốc gia trong việc xác lập mối quan hệ điều tiết theo quốc tịch và theo lãnh thổ.
    [​IMG] Xác định khái niệm thu nhập chịu thuế: rất rộng và đa dạng tùy thuộc vào tiêu chí phân loại:
    - Nếu căn cứ vào hoạt động làm phát sinh thu nhập thì thu nhập gồm:
    - Nếu căn cứ vào một số tiêu chí khác thì thu nhập gồm:
    + Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
    + Thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp.
    + Thu nhập thực tế đã phát sinh và thu nhập tiềm năng.
    + Thu nhập nhà nước có thể kiểm soát và thu nhập mà nhà nước chưa thể kiểm soát được.
    + Thu nhập của tổ chức và thu nhập của cá nhân.
    + Thu nhập phát sinh trong nước và thu nhập phát sinh ở nước ngoài.
    +
    Ø Chính vì tính chất đa dạng và phức tạp của thu nhập mà dưới góc độ pháp lý, pháp luật xác định thu nhập chịu thuế là những khoản thu nhập hợp pháp, đã thực tế phát sinh, có tính phổ biến và nằm trong giới hạn nhà nước có thể kiểm soát được.
    Ø Xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế xã hội và chính sách kinh tế mà quốc gia đó theo đuổi, các quốc gia thường có những quy định không giống nhau về các khoản thu nhập chịu thuế, loại thu nhập không thuộc diện chịu thuế, loại thu nhập tạm thời chưa thu thuếthu nhập miễn thuế.
    c. Trong thuế thu vào thu nhập, mức độ điều tiết thường rất lớn và chế độ miễn, giảm thuế rất linh hoạt.
    3. Vai trò của thuế thu vào thu nhập:
    - Thuế thu vào thu nhập có vai trò điều tiết thu nhập xã hội.
    - Thuế thu vào thu nhập có vai trò thực hiện công bằng xã hội.
    B. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào thu nhập:
    [​IMG] Một số nội dung lưu ý trước khi nghiên cứu về từng sắc thuế thu vào thu nhập cụ thể.
    Theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2009, việc động viên thuế đối với thu nhập của các cá nhân, tổ chức được thực hiện thông qua 3 sắc thuế:
    Ø Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh;
    Ø Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (đến ngưỡng chịu thuế);
    Ø Thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.
    Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới và cải cách hệ thống thuế Việt Nam, pháp luật thuế thu nhập hiện tại đã bộc lộ một số bất hợp lý, nhất là trong việc xác định khoảng thu nhập chịu thuế của cá nhân có thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của cá nhân có được từ hoạt động làm công ăn lương cũng như thu nhập của từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất:
    - Việc xác định thu nhập của cá nhân để tính thu nhập chịu thuế giữa các sắc thuế là chưa bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế.
    - Sự không công bằng được thể hiện qua ví dụ sau: với cùng mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng cá nhân có thu nhập từ kinh doanh phải nộp thuế 28% trên thu nhập, cá nhân có thu nhập từ tiền lương nộp 10% trên thu nhập vượt ngưỡng chịu thuế. Ngược lại, cá nhân có mức thu nhập đến 100 triệu đồng/tháng thì cá nhân có thu nhập từ tiền lương nộp thuế 31,5% trên thu nhập, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh chỉ nộp 28% trên thu nhập. Trên thực tế ỏ Việt Nam hiện nay, rất ít trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương 100 triệu đồng/tháng, trong khi đó cá nhân kinh doanh có thể có thu nhập chịu thuế đến 100 triệu đồng/tháng. Do đó nếu so sánh giữa các cá nhân kinh doanh thì nhận thấy có nhược điểm là điều tiết cao đối với người có thu nhập thấp, điều tiết thấp đối với người có thu nhập cao. Thực tế, đại bộ phận cá nhân kinh doanh có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng phải chịu mức điều tiết thuế 28% nên dẫn đến hiện tượng hộ kinh doanh thường tìm cách kê khai thấp doanh thu. Chẳng hạn như các phòng mạch của bác sỹ mở ra để thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh: thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở khám chữa bệnh tư nhân mỗi tháng chỉ một vài chục hoặc vài trăm nghìn tương ứng với doanh thu vài ba triệu/tháng, nhưng thực tế doanh thu của họ phải đến vài chục triệu một tháng. Việc kê khai không đúng doanh thu của cá nhân còn có ảnh hưởng đến việc tính chưa đầy đủ thu nhập dân cư trong xã hội.
    - Áp dụng khởi điểm chịu thuế, biểu thuế khác nhau giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
    - Việc xác định thu nhập là đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
    Theo lộ trình cải cách thuế và chương trình làm luật của Quốc hội, đến nay, Quốc hội đã ban hành 2 đạo luật thuế thu nhập quan trọng:
    - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (thay thế hoàn toàn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và một phần nội dung của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994, sửa đổi năm 2000).
    - Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (thay thế hoàn toàn Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001 – sửa đối năm 2004 và một phần nội dung của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994, sửa đổi năm 2000).
    Trong lần ban hành mới này, nội dung đối mới quan trọng là:
    - Các khoản thu nhập của tổ chức, kể cả thu nhập có được từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
    - Các khoản thu nhập của cá nhân, kể cả thu nhập có được từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
    I. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
    Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành Luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
    Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
    Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
    Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới (sau đây gọi là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009.
    1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp:
    Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 không đưa ra khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ vào điều 2 về người nộp thuế và điều 3 về thu nhập chịu thuế thì có thể đưa ra khái niệm như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu nhập khác hợp pháp cuả các tổ chức (còn được gọi là các doanh nghiệp).
    Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ[1], không còn điều tiết thu nhâp của cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân).
    Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp:
    · Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
    Như vậy, dưới góc độ lý luận, để thu nhập được coi là thu nhập chịu thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện:
    - Có hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế không phân biệt tư cách chủ thể là doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, có đăng ký kinh doanh hay không có đăng ký kinh doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Luật các tổ chứ tín dụng, Luật Luật sư, Luật Đầu tư )
    - Có thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên và các khoản thu nhập khác.
    · Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
    · Mức độ điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp là rất lớn:.
    · Mục đích cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp là động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa phát sinh thu nhập.
    2. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
    Căn cứ vào điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp và các tổ chức khác thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định . Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được phân chia thành 2 nhóm sau đây:
    a. Các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao gồm:

    [HR][/HR][1] Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...