Tài liệu Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế


    LỜI NÓI ĐẦU

    Toàn cầu hóa và khu vực hóa đó trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải nắm bắt cơ hội để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới một cách chủ động, tích cực, đạt hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua Việt Nam đó tớch cự tham gia vào quá tŕnh này, hiện Việt Nam đă là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đă kư kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và trong năm 2006 Việt Nam đă gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO kể từ ngày 11/01/2007.
    Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức cho các quốc gia đang phát triển. Bởi v́, Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tới đích là tự do hóa thưong mại, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải dỡ bỏ những rào cản do các nước lập nên nhằm hàng hoá di chuyển giữa các nước được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh b́nh đẳng. Lợi ích lớn nhất của tự do hoá thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán trao đổi hàng hoá từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tranh thủ được vốn, khoa học-cụng nghệ, nguyên liệu, thị trường , người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn. Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà các nước lại dựng lên những hàng rào làm ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá. Lư do để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài. Điều này có ư nghĩa lớn v́ sản xuất trong nước mà bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm, ảnh hưởng đến ổn định xă hội; ảnh hưởng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nguy cơ bệnh tật gia tăng do hàng hoá nhập khẩu Tự do hoá thương mại ở những mức độ khác nhau sẽ làm yếu đi hoặc mất dần các hàng rào nói trên và như thế sẽ làm ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi thiết lập hàng rào.
    Trong các rào cản được các nước sử dụng gồm thuế quan và biện pháp phi thuế quan. Trong đó thuế quan chiếm vị trí quan trọng trong đàm phán thương mại. Bởi v́ mục tiêu của đàm phán thương mại là nhằm gỡ bỏ rào cản đối với lưu thông hàng hoá giữa các nước mà thuế quan là rào cản quan trọng nhất.
    Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam có thêm cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều nền kinh tế, cú thờm nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó có thể tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất c̣n nghèo nàn, lạc hậu, tŕnh độ khoa học kỹ thuật c̣n yếu kém cùng với hệ thống pháp luật c̣n chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới là rất thấp.Vỡ vậy, trong quá tŕnh hội nhập, nhà nước phải áp dụng các chính sách bảo hộ đối với nền kinh tế để giỳp cỏc ngành kinh tế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của xu hướng toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra ở đây là bảo hộ với những ngành kinh tế nào, bảo hộ ở mức độ nào mới là hợp lư? Pháp luật thuế nhập khẩu phản ánh rơ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của nhà nước đối nới nền kinh tế. V́ vậy cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu như thế nào để vừa có thể bảo hộ đúng mức, hợp lư dựa trên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và các cam kết của ḿnh với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế. Hay nói cách khác pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam cần phải được xây dựng và hoàn thiện như thế nào để đảm bảo cho việc hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao nhất.
    Từ những trăn trở trên đây, em đă quyết định chọn đề tài: “Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của ḿnh với mục đích được tham gia làm rơ một số vấn đề lư luận và thực tiễn về pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam với những cam kết quốc tế của Việt Nam; bước đầu đưa ra những đánh giá những sự tương thích và chưa tương thích của nó với luật pháp quốc tế và với những cam kết của Việt Nam trong tiến tŕnh hội nhập khu vực và thế giới, từ đó đề xuất một số những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nhập nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
    Để thực hiện yêu cầu của đề tài đặt ra, kết cấu khoá luận được tŕnh bày bao gồm ba chương (ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo) cụ thể như sau:
    Chương I: Những vấn đề lư luận cơ bản về thuế nhập khẩu và pháp luật về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương II: Thực trạng pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
    Chương III: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế















    CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ LƯ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIấN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
    1.1.Khái quát chung về thuế nhập khẩu
    1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế nhập khẩu
    Sản xuất hàng hoá phát triển, xuất hiện các quan hệ trao đổi hàng hoá được thực hiện giữa các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Các quốc gia đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá mang qua cửa khẩu, biên giới nước ḿnh. Thứ thuế này gọi là thuế quan. Có nước thuế quan chỉ là thuế nhập khẩu không bao gồm thuế xuất khẩu.
    Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế – xă hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Ở những nước kinh tế phát triển hàng hoỏ cú sức cạnh tranh lớn, thị trường ổn định, thuế quan với ư nghĩa là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước, điều chỉnh hoạt động ngoại thương ít được coi trọng, thậm chí nhiều nước muốn xoá bỏ. C̣n ở những nước đang phát triển trong đó có nước ta, thuế quan là loại thuế rất quan trọng không chỉ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hàng năm mà quan trọng hơn, nó c̣n là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại của Chính phủ trong từng thời kỳ . Điều này xuất phát từ hai lư do :
    - Nền sản xuất trong nuớc c̣n yếu, chưa đủ khả năng cạnh tranh;
    - Nguồn tài chính eo hẹp, thu nhập dân cư thấp th́ thuế quan là nguồn thu chính và dễ hành thu.
    Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhơp khẩu tùy thuộc vào góc độ tiếp cận.
    Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua biên giới một nước.Với cách tiếp cận này, thuế nhập khẩu được quan niệm như là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là Nhà nước.Mặt khác, thuế nhập khẩu c̣n có thể được hiểu như là đ̣n bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để Nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá tŕnh sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mỗi quốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
    Xét trên phương diện pháp lư, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lư cho các bên trong quá tŕnh hành thu thuế nhập khẩu.Quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lư là đạo luật thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành mà hậu quả pháp lư chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đó trong thực tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho các tổ chức,cỏ nhơn là người nộp thuế.
    Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với nước ngoài được điều tiết và kiểm soát bởi hai công cụ chủ yếu là “hàng rào thuế quan” và “hàng rào phi thuế quan”.Hàng rào thuế quan ở những nước này được hiểu thực chất là thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu, chứ không bao gồm cả thuế xuất khẩu đánh vào hàng hóa xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc. Do có quan niệm khác nhau như trên giữa các nước về nội hàm khái niệm “thuế quan” nên chính sách thuế quan của các nước cũng có sự khác nhau. Nhưng khái niệm thuế quan được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa đồng nhất với thuế nhập khẩu :“Thuế hải quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu gọi là thuế quan.Thuế quan tạo ra lợi thế về giá cả cho hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa tương tự được nhập khẩu và đem lại nguồn thu cho các chính phủ[1].”
    Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một định nghĩa thống nhất, hoàn chỉnh mang tính pháp lư về thuế nhập khẩu. Dựa trên Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 th́ thuế nhập khẩu có thể được định nghĩa là loại thuế đánh vào hàng hóa được nhập khẩu vào “những khu vực trong lănh thổ nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật hải quan được áp dụng”.Từ định nghĩa này, có thể thấy thuế nhập khẩu có đặc điểm sau:
    Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm “hàng húa” là đối tượng chịu thuế nhập khẩu có thể hiểu theo nghĩa “là các động sản bao gồm hàng hóa nhập khẩu, vật dụng trên phương tiện vận tải nhập cảnh, hành lư, tiền, kim khí quư, đá quư, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm và các loại tài sản khỏc Chỳng có mă số và tên gọi theo quy định của pháp luật, được nhập khẩu vào địa bàn hoạt động hải quan Việt Nam” (khoản 1, khoản 2, điều 4 Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005).
    Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các loại h́nh dịch vụ.
    Thứ hai, thuế nhập khẩu về bản chất là thuế gián thu, tuy nhiên tớnh giỏn thu chỉ có ư tương đối. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài th́ khi đó khoản thuế nhập khẩu đă nộp có tính chất là thuế trực thu vỡ chớnh người nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đă nộp thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác th́ số tiền thuế nhập khẩu đă nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và khi đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất là thuế gián thu, v́ người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. Có điều này là v́ theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 th́ không có sự phân biệt tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có mục đích kinh doanh hay không kinh doanh.
    Thứ ba, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong những h́nh thức hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại mà thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai tṛ quản lư, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước. Việc tác động bằng thuế nhập khẩu vào hàng hóa nhập khẩu không chỉ để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà c̣n thể hiện cả những chủ trương, chính sách đối ngoại của nhà nước đó.
    Thứ tư, thuế nhập khẩu được quản lư thu bởi cơ quan chuyên trách là cơ quan Hải quan.
    Thứ năm, thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia.
    1.1.2. Vai tṛ của thuế nhập khẩu
     
Đang tải...