Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài: Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện cải cách Thuế bước 2, từ năm 1999 đến nay, cùng với việc sửa đổi, bổ sung và ban hành, áp dụng mới các sắc thuế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, pháp luật về Thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay, Việt Nam sẽ phải cắt giảm đáng kể hàng rào Thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là loại thuế có liên quan đến yếu tố nước ngoài, đồng thời ảnh hưởng lớn đến vấn đề tự do hóa thương mại. Vì thế bất kỳ một quốc gia nào chấp nhận con đường hội nhập đều phải chấp nhận ràng buộc mình với các cam kết quốc tế, mà nội dung chủ yếu của các cam kết đó là dỡ bỏ hàng rào thương mại, đặc biệt là hàng rào thuế nhập khẩu. Ngoài WTO, Việt Nam còn phải thực hiện nhiều lộ trình cắt giảm thuế để tham gia các khu vực mậu dịch tự do như: khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA); khu vực mậu dịch tự do ASEAN với các đối tác khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc-Newzealand. Trong bối cảnh đó, pháp luật về thuế nhập khẩu là một vấn đề cần phải có sự quan tâm thích đáng. v Mục đích nghiên cứu đề tài. Trình bày những vấn đề pháp lý chung về Thuế nhập khẩu. Từ đó, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu tại Việt Nam nói chung và đặc biệt là tại công ty TNHH IPC nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp đối với công ty và kiến nghị với nhà nước trong việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu. v Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: pháp luật về Thuế nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu: pháp luật Thuế nhập khẩu nhìn từ thực tiễn công ty TNHH IPC. v Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phân tích, thống kê, so sánh, v Kết cấu: Chuyên đề được trình bày theo kết cấu ba phần như sau: - Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về Thuế nhập khẩu. - Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật Thuế nhập khẩu tại công ty TNHH IPC. - Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Thuế nhập khẩu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS. Vũ Văn Ngọc cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên công ty TNHH IPC, đặc biệt là phòng kế toán và phòng kinh doanh. Tuy nhiên, do hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU I. Khái quát chung về Thuế nhập khẩu 1. Khái niệm và vai trò của Thuế nhập khẩu 2. Tác động của Thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân II. pháp luật Việt Nam về Thuế nhập khẩu 1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2. Những điểm khác biệt về Thuế nhập khẩu trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 so với Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1998 3. Nội dung pháp luật Thuế nhập khẩu III. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về Thuế nhập khẩu 1. Cam kết của Việt Nam về Thuế nhập khẩu trong khuôn khổ hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) 2. Cam kết của Việt Nam về Thuế nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại-Việt Nam Hoa Kỳ 3. Cam kết của Việt Nam về Thuế nhập khẩu trong khuôn khổ WTO CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH IPC I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IPC 1. Quá trình hình thành và phát triển 2. Chức năng, nhiệm vụ 3. Cơ cấu tổ chức 4. Các nguồn lực của công ty 4.1. Vốn 4.2. Công nghệ 4.3. lao động 5. Những kết quả đạt được và phương hướng trong thời gian tới 5.1. Những kết quả đạt được 5.2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY 1. Thực thi pháp luật Thuế nhập khẩu ở Việt Nam 1.1. Vấn đề áp dụng pháp luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1.2. Vấn đề thực hiện các cam kết 2. Thực trạng thực hiện pháp luật Thuế nhập khẩu tạicông ty 2.1. Nghiệp vụ nhập khẩu thép tại công ty TNHH IPC 2.2. Danh mục các mặt hàng chịu Thuế nhập khẩu của công ty 2.3. Vấn đề kê khai Thuế nhập khẩu 2.4. Vấn đề xác định giá tính Thuế tại công ty 2.5. Về Thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hang chủ yếu của công ty 2.6. Vấn đề miễn, hoàn Thuế nhập khẩu 2.7. Tình hình nộp Thuế nhập khẩu tại công ty TNHH IPC CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU I. Những bất cập trong pháp luật Thuế nhập khẩu và thực thi pháp luật thuế nhập khẩu 1. Những bất cập từ phía Nhà nước 2. Phía công ty TNHH IPC II. Giải pháp đối với công ty TNHH IPC 1. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 2. Giải pháp về huy động vốn 3. Giải pháp về hoạt động thị trường 4. Giải pháp vận dụng chính sách giá linh hoạt 5. Giải pháp về tìm kiếm thị trường xuất khẩu 6. Giải pháp vận động hành lang trong thương mại quốc tế (lobby) 7. Giải pháp tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp 8. Giải pháp nhằm tránh các vụ kiện thương mại III. Kiến nghị đối với cơ quan hải quan 1. Tổ chức bộ máy cán bộ thu Thuế nhập khẩu 2. Hiện đại hoá ngành hải quan trước yêu cầu hội nhập 3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát IV. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật Thuế nhập khẩu 1. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện pháp luật Thuế nhập khẩu 2. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật Thuế nhập khẩu KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO