Luận Văn Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Tên Trang
    Lời nói đầu 4
    Chương I: Giới thiệu chung về TMĐT và sự cần thiết xây dựng pháp luật
    về TMĐT 7
    I.Giới thiệu chung về TMĐT 7
    1.Khái niệm 7
    2.Sự ra đời và phát triển của TMĐT 9
    3.Sự khác biệt giữa TMĐT và TMTT 12
    3.1.Điều kiện tồn tại và phát triển 12
    3.2.Hình thức hợp đồng 13
    3.3.Phương thức giao dịch 13
    3.4.Phương thức thanh toán 14
    4.Lợi ích của TMĐT 14
    4.1.Lợi ích đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 15
    4.2.Lợi ích đối với người tiêu dùng 19
    II.Sự cần thiết xây dựng pháp luật về TMĐT 21
    1.Lý do thứ nhất 21
    2.Lý do thứ hai 24
    3.Lý do thứ ba 25


    Chương II: Pháp luật quốc tế về TMĐT 26
    I.Các quy định pháp luật về văn bản điện tử 27
    1.Khái niệm 27
    2.Nội dung các quy định 28
    2.1.Văn bản điện tử đáp ứng các yêu cầu pháp lý về văn bản 28
    2.2.Các quy định về giao dịch bằng văn bản điện tử 35
    II.Quy địnhpháp luật liên quan đến chữ ký điện tử 42
    1.Khái niệm và Chức năng 42
    1.1.Khái niệm 42
    1.2.Chức năng 42
    2.Một số quy định pháp luật về chữ ký điện tử 44
    2.1.Quy định của UNCITRAL 44
    2.2.Quy định của Đức 48
    III.Quy định pháp luật về bảo vệ và bảo mật thông tin người tiêu dùng 49
    1.Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT 49
    1.1.Quyền lợi của người tiêu dùng 49
    1.2.Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng 50
    2.Bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng 54
    2.1.Quy định của EU 55
    2.2.Nguyên tắc bảo mật thông tin người tiêu dùng của OECD 56
    2.3.Quy định của Canada 57
    IV.Quy định về một số vấn đề khác 58
    1.Quy định về văn bản giấy tờ liên quan đến chuyên chở hàng hoá 58
    2.Đánh thuế các giao dịch TMĐT 59
    3.Quy định về thanh toán điện tử 62


    Chương III: Định hướng xấy dựng pháp luật TMĐT cho Việt Nam 66
    I.TMĐT Việt Nam-Thực trạng và giải pháp 66
    1.Thực trạng TMĐT Việt Nam 66
    1.1.Thực trạng chung 66
    1.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng nhận thức trong doanh nghiệp 67
    1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng chính sách 69
    2.Giải pháp 72
    2.1.Giải pháp từ phía Chính phủ 72
    2.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp 74
    II.Khuyến nghị xây dựng hệ thống pháp luật cho TMĐT Việt Nam 81
    1.Tham khảo và áp dụng pháp luật TMĐT quốc tế 81
    2.Kiến nghị ban hành văn bản pháp quy 82
    3.Nâng cao nhận thức và hiểu biết 85
    4.Yêu cầu tư vấn, giúp đỡ 86


    Kết luận 89
    Tài liệu tham khảo 90






    Một số ký hiệu viết tắt
    1. TMĐT: Thương mại Điện tử
    2. CKĐT: Chữ ký điện tử
    3. TMTT: Thương mại truyền thống
    4. UNCITRAL: ủy ban của Liên Hợp Quốc về pháp luật Thương mại Quốc tế;
    5. OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế;
    6. ICC: Phòng Thương mại và Công nghiệp
    7. CSP: người cung cấp "giấy chứng nhận chữ ký điện tử" và cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử
    8. CNTT: Công nghệ thông tin














    Lời nói đầu
    Chúng ta đang sống trong thời đại của Công nghệ thông tin, của Kỹ thuật số hoá, của những thay đổi không ngừng trên mọi phương diện. Song hành với những thay đổi chóng mặt đó là những khái niệm mới, những phạm trù mới, những cách thức mới, và Thương mại Điện tử là một phương thức kinh doanh mới tương tự như vậy. Tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu và đang còn trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưng Thương mại Điện tử cũng đã phần nào tác động đến cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
    Thương mại Điện tử với những đặc tính ưu việt hơn hẳn Thương mại Truyền thống đang là một xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia, nhưng đồng thời cũng kéo theo nó hàng loạt các vấn đề phát sinh và nổi cộm nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến Thương mại Điện tử.
    Trước thực trạng rất bức xúc của hầu hết các quốc gia trên thế giới về các khía cạnh pháp lý liên quan đến Thương mại Điện tử, trong đó có Việt Nam, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử" để nghiên cứu và trình bày trong khoá luận tốt nghiệp tại Trường Đại học Ngoại Thương.
    Mục đích nghiên cứu:
    1.Làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng pháp luật cho hoạt động TMĐT.
    2.Trên cơ sở thực tiễn pháp luật TMĐT và kinh nghiệm quốc tế về pháp luật và TMĐT đề xuất những định hướng cho việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TMĐT Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Khoá luận này chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về ba vấn đề lớn liên quan đến TMĐT, đó là:
    ã Văn bản điện tử
    ã Chữ ký điện tử
    ã Bảo mật thông tin người tiêu dùng
    Và quy định pháp luật về một số vấn đề liên quan khác như:
    ã Chuyên chở hàng hoá
    ã Đánh thuế các giao dịch TMĐT
    ã Thanh toán điện tử
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quy định pháp luật, luật mẫu của các tổ chức quốc tế (UNCITRAL-ủy ban của Liên Hợp Quốc về pháp luật Thương mại Quốc tế; OECD-Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế; ICC-Phòng Thương mại và Công nghiệp; ) và một số quốc gia (Mỹ, Anh, úc, Canada, Newzealand, Hồng Kông .).
    Phương pháp nghiên cứu:
    ã Sưu tầm, thu thập tài liệu từ sách, báo, Internet
    ã Thống kê, phân tích
    ã So sánh
    Bố cục của khoá luận:
    ã Chương I: Giới thiệu chung về Thương mại điện tử và Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về Thương mại điên tử. Chương này sẽ đề cập đến khái niệm về Thương mại điện tử; Lợi ích của Thương mại điện tử đối với hai chủ thể lớn tham gia hoạt động Thương mại điện tử là Doanh nghiệp và Người tiêu dùng; Sự khác biệt cơ bản giữa TMĐT và TMTT;Quá trình hình thành và phát triển của TMĐT; Chương I cũng sẽ đồng thời đề cập đến ba nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của pháp luật về Thương mại điện tử,
    ã Chương II: Quy định pháp luật của một số tổ chức quốc tế và quốc gia về Thương mại điện tử. Chương II này sẽ nêu ra các quy định pháp luật về ba vấn đề lớn liên quan đến Thương mại điện tử (Văn bản điện tử, Chữ ký điện tử, Bảo mật thông tin người tiêu dùng) đồng thời đề cập sơ lược đến các quy định về một số khía cạnh khác với mục đích tham khảo (Đánh thuế các giao dịch Thương mại điện tử; Thanh toán điện tử; Chuyên chở hàng hoá; ). Mục tiêu của chương này là tìm hiểu về quy định pháp luật của các tổ chức quốc tế và một số quốc gia liên quan đến Thương mại điện tử, làm nền tảng cơ sở tham khảo cho việc xây dựng pháp luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam sau này.
    ã Chương III: Định hướng xây dựng hệ thống pháp luật cho hoạt động Thương mại điện tử của Việt Nam. Chương III này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thực trạng Thương mại điện tử Việt Nam, giải pháp để phát triển Thương mại điện tử Việt Nam trong đó có giải pháp xây dựng khuôn khổ pháp lý cho Thương mại điện tử, và đồng thời đưa ra các khuyến nghị để xây dựng hệ thống pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...