Luận Văn Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề phân định biển với các quốc gia hữu quan

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề phân định biển với các quốc gia hữu quan

    LỜI NÓI ĐẦU--------------------------------------------------------------------------01


    1. Tính cấp thiết của đề tài----------------------------------------------------------01


    2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài------------------------------------02


    3. Phạm vi nghiên cứu---------------------------------------------------------------02


    4. Phương pháp nghiên cứu---------------------------------------------------------02


    5. Kết cấu tiểu luận-------------------------------------------------------------------02


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN 3


    1.1. Biển và khái quát chung về biển----------------------------------------------------03


    1.1.1. Biển và đại dương thế giới-----------------------------------------------------03


    1.1.2. Biển cả----------------------------------------------------------------------------04


    1.1.3. Biển Việt Nam-------------------------------------------------------------------05


    1.2. Sự cần thiết của việc phân định biển-----------------------------------------------07


    1.3. Khái quát luật lệ quốc tế về biển và phân định biển ----------------------------10


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN----------------------------------------14


    2.1. Nguyên tắc và phương pháp về phân định biển----------------------------------14


    2.1.1. Các nguyên tắc về phân định biển--------------------------------------------14


    2.1.2. Các phương pháp về phân định biển------------------------------------------16


    2.2. Luật quốc tế về biển và phân định biển--------------------------------------------23


    2.2.1. Nội thủy---------------------------------------------------------------------------26


    2.2.2. Lãnh hải---------------------------------------------------------------------------26


    2.2.3. Tiếp giáp lãnh hải---------------------------------------------------------------28


    2.2.4. Đặc quyền kinh tế---------------------------------------------------------------29


    2.2.5. Thềm lục địa---------------------------------------------------------------------30


    2.2.6. Vùng biển quốc tể---------------------------------------------------------------31


    2.2.7. Vùng (đáy biển và lòng đất dưới đáy biển)----------------------------------32


    2.3. Việt Nam và vấn đề phân định biển------------------------------------------------32


    2.3.1. Các cơ sở pháp lý về biển và phân định biển của Việt Nam---------------32

    2.3.2. Việt Nam và vấn đề phân định biển với các quốc gia hữu quan-----------38


    2.4. Những tồn tại và hướng đề xuất----------------------------------------------------56


    KẾT LUẬN-----------------------------------------------------------------------------63


    TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------------------66

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Lãnh thổ quốc gia là vấn đề rất thiêng liêng và vô cùng quan trọng đối với mỗi dân tộc. Nó là nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển, là một phần của trái đất trong đó chủ quyền của quốc gia được thực hiện. Lãnh thổ quốc gia không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản than quốc gia, mà nó còn là ý tố không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Một trong bốn yểu tố cơ bản đầu tiên để quốc gia được cộng đồng quốc tể thừa nhận trong sinh hoạt quốc tể đó phải có lãnh thổ (lãnh thổ, dân số, chính quyền điều hành, có khả năng tham gia quan hệ quốc tể), lãnh thổ này phải được xác định cụ thể theo các quy định của luật quốc tể để mỗi quốc gia được tự do thực hiện chủ quyền của mình trên lãnh thổ và đồng thời để các quốc gia khác biết và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của quốc gia mình.


    Đe xác định được lãnh thổ quốc gia thì vấn đề đầu tiên là phải xác định được biên giới quốc gia. Có thể nói lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau “như hình với bóng”. Tất cả các quốc gia đều mong muốn có được một đường biên giới dứt khoát và ổn định về mặt pháp lý cũng như thực tiễn với các quốc gia láng giềng, do đó mỗi quốc gia đều xác định vấn đề biên giới là vấn đề trọng đại của quốc gia.


    Việc xác định biên giới quốc gia thông qua công tác phân định với các nước láng giềng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và bức thiết đối với mỗi quốc gia dân tộc. Nó không những tạo sự thống nhất về mặt pháp lý và thực tiễn để khẳng định phạm vi chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia đối với cộng đồng quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững an ninh biên giới, phát triển kinh tế vùng biên giới đặc biệt là khai thác các tài nguyên tại khu vực biên giới, ổn định xã hội . Chính vì tính cấp thiết, tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc phân định biên giới đã thúc đẩy các quốc gia có chung đường biên giới đẩy nhanh qua trình đàm phán, ký kết, phân định biên giới với nhau và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.


    Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành phân định biên giới với các nước láng giềng để hoàn thiện hóa đường biên giới về mặt pháp lý cũng như thực tiễn với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội cho nhân dân.

    Để hiểu rõ hơn tình hình phân định biên giới của nước ta trong thời gian qua, đặc biệt là vấn đề phân định biển cũng như hướng tiến triển tiếp theo của công tác phân định trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật quốc tế và Việt Nam về vấn đề phân định biển với các quốc gia hữu quan” để làm luận văn tốt nghiệp. Với mong muốn có được sự đánh giá chính xác nhất về thực trạng phân định biển của Việt Nam để từ đó thấy được những thành tựu và tồn tại của công tác phân định mà có những ý kiến đóng góp mang tính tham khảo cho các nhà hoạch định biên giới để sớm hoàn thiện đường biên giới trên biển của nước ta về mặt pháp lý cũng như thực tiễn.


    2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài


    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu là tìm hiểu và phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề phân định biển ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, từ đó phát hiện những vướng mắc, khó khăn mả công tác phân định đang gặp phải cũng như trong quá trình áp dụng các vãn bản pháp luật về phân định biển. Đồng thời, đưa ra những ý kiến đóng góp cũng như rút ra những kết luận,đánh giá nhằm hoàn thiện vấn đề phân định biển của Việt Nam.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Do kiến thức khoa học còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, mặt khác đây là một đề tài mang tính đặc thù nên tôi chỉ nghiên cứu xoay quanh những vấn đề cơ bản của đề tài các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế về vấn đề phân định biển, do dó không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp được dùng trong luận văn này là phương pháp phân tích tổng họp, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp so sánh. Đồng thời, dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề phân định biển của quốc gia và quốc tế để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.


    5. Kết cấu tiểu luận


    Lời nói đầu


    Chương 1. Cơ sở lý luận về biển và vấn đề phân định biển.


    Chương 2. Thực trạng và hướng đề xuất pháp luật quốc tế và Việt Nam về phân định biển.


    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...