Luận Văn Pháp luật Quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã Hưng Long- Huyện Giồng Tr

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đất đai là tài nguyên đặc biệt. Trong nền kinh tế thị trường, thì đất đai lại càng giá trị hơn bởi người ta coi nó là hàng hoá đặc biệt. Câu nói “tấc đất, tấc vàng” nói lên sự quý giá ở tầm cao nhất của đất đai thực ra cũng không đủ. Ấy là chưa nói dưới góc độ giá trị lịch sử - xã hội: “mỗi tấc đất đều nhuốm máu cha ông”; đất đai là “giang sơn gấm vóc” thì sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào mà định giá. Trước khi trở thành hàng hoá đặc biệt thì từ hàng triệu năm qua đất đai đã là tài nguyên đặc biệt. Bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khai phá của con người. Tính chất đặc biệt của đất đai ở chỗ tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công cự và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể chế tạo ra đất đai. Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, đặc thù hết sức đặc biệt ấy. Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, tăng thêm ngoài diện tích tự nhiên vốn có của Quả đất. Đất đai là Tư liệu sản xuất của các ngành công – nông - ngư nghiệp. Và là tư liệu sản xuất đặc biệt: Luôn bị giới hạn bởi số lượng , không gian như lại vô hạn về thời gian sử dụng (phụ thuộc vào sự đối xử của con người đối với đất đai). C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Nó mang giá trị quyết dịnh một Quốc gia thịnh vượng: Đất đai – sức lao động - cơ chế - tài chính. Đất đai vừa là yếu tố tạo nên một quốc gia thịnh vượng vừa là yếu tố tạo ra tài chính. Đất đai là một bộ phận không thế thách rời của một quốc gia. Gắn liền với chủ quyển Quốc gia. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động. Trước Hiến pháp 1980, đất đai thuộc Sở hữu tư nhân. Nhưng từ khi Hiến pháp 1980 ra đời, đất đai khẳng định vai trò là sở hữu toàn dân. Sự khẳng định này giúp xóa bỏ địa tô tuyêt đối của một số người do được độc quyền về sở hữu đất đai. Nhà nước triệt tiêu tính chất hàng hóa của đất. Do đó, mặc dù nó có giá trị lớn nhưng nó chỉ còn giá trị trên giấy tờ: Nhà nước cấp đất cho người có nhu cầu (chỉ có mối quan hệ chuyển giao) và thu hồi nếu không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đất đai là một trong những yếu tố cấu thành nên quốc gia. Chính vì thế mà lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của Việt nam luôn là các cuốc đấu tranh bảo về chủ quyền của Tồ quốc. Bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thồ. Các cuộc cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai là đối tượng chính của các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa và tham vọng lãnh thổ,. Trong hòa bình phát triển, đất đai cũng luôn là một vấn đề nóng. Chính vì lẽ đó mà nhà nước luôn phải đề ra những điều luật và thực hiện những biện pháp quản lý và bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp. Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Vấn đề đất đai đang là vấn đề cực nóng, bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân cũng như với các cấp chính quyền. Trên tinh thần đó tôi làm bản Báo cáo thực tập: “Pháp luật Quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã Hưng Long- Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích nhìn thực tế về thực trạng sử dụng đất cũng như đưa ra những kiến nghị về quản lý đất đai tại đại phương. Mục đích chọn tham luận này, tôi muốn tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất Đai tại đại phương để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tai. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, đề xuất những biện pháp thực hiện để quản lý đất dai tại đại phương đạt hiệu quả cao. Tham luận này dựa trên nội dung cở sở khoa hoc và tính pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai. Phương pháp thống kê, Phương pháp điều tra, phỏng vấn thăm dò, khảo sát thực tế, Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở số liệu và tài liệu thu thập được. Tìm hiểu các hệ thống pháp luật và dưới luật trong phục vụ công tác quản lý Đất đai tại địa phương. Bên cạnh đó đánh giá và tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất đai trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc và đánh giá phân hạng đât. Các quy hoạch và kế hoạch hóa của nhà nước trong việc áp dụng và tình hình thực tế tại địa phương. Cũng như việc ban hành các văn bản pháp luật vế quản lý đất đai và tổ chức triển khai thực tế tại xã Hưng Long. Các cơ chế giao, cho thuê , thu hồi đất, đăng ký đất, thanh tra viêc chấp hành và giải quyết các tranh chấp khiếu nại tối cáo trong quản lý và sử dụng đất tại đai phương. Việc đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai là một tham luận mang tính khoa học. Vì vậy tôi tiếp cận đề tài theo phương pháp: tìm hiểu văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật về đất đai do cơ quan Nhà nước ban hành. Trên cơ sở đó so sánh giữa lý luận và thực tiễn về tình hình quản lý đất đai tại địa phương .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...