Luận Văn Pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mạ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2012
    Pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật




    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục sơ đồ
    Danh mục hình
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 3
    3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4
    4. Kết cấu của đề tài . 5
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp luật
    điều chỉnh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. . 6
    1.1 Khái quát chung về nhượng quyền thương mại . 6
    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động NQTM trên thế giới và ở
    Việt Nam. . 6
    1.1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động NQTM. . 10
    1.1.3 Phân loại NQTM. 12
    1.1.4 Phân biệt NQTM với các hoạt động khác. . 14
    1.1.5 Đánh giá tác động của hoạt động NQTM . .17
    1.2 Pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại. . 22
    Kết luận chương 1 . 29
    Chương 2: Thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số
    Văn phòng luật sư và Công ty luật theo luật thương mại Việt Nam 2005. . 30
    2.1 Khái quát chung về Văn phòng luật sư và Công ty luật. 30
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng luật sư và Công ty luật .30
    2.1.2 Hoạt động của Văn phòng luật sư và Công ty luật. . 30
    2.2 Thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số Văn phòng
    luật sư và Công ty luật. . 32
    2.2.1 Về cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nhượng quyền thương
    mại tại Việt Nam. 32
    2.2.2 Về thực hiện hồ sơ thủ tục đăng ký. 35
    2.2.3 Hợp đồng nhượng quyền thương mại. 36
    2.2.4 Một số điểm lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại. 39
    2.3 Đánh giá về hoạt động tư vấn pháp lý nhượng quyền thương mại tại một số Văn
    phòng luật sư và Công ty luật. 45
    2.3.1 Những kết quả đạt được. 45
    2.3.2 Những hạn chế. . 46
    Kết luận chương 2 . 53
    Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện khuôn
    khổ pháp lý cũng như nâng cao hiệu quả tư vấn pháp lý về nhượng quyền
    thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật. 54
    3.1 Những cơ hội và thách thức để phát triển hoạt động tư vấn pháp lý về nhượng
    quyền thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật. . 54
    3.1.1 Những cơ hội phát triển . . 54
    3.1.2 Những thách thức . 55
    3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao
    hiệu quả tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số Văn phòng luật sư
    và Công ty luật. . 55
    3.2.1 Một số kiến nghị từ phía nhà nước. . 55
    3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp. . 59
    3.2.3 Giải pháp từ phía các tổ chức hành nghề luật sư. 60
    Kết luận chương 3 . 63
    Kết luận chung 64
    Phụ lục
    Danh mục tài liệu tham khảo




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại có lịch sử lâu đời từ
    các nước châu Âu. Đến nay, hoạt động này ngày càng phổ biến và lan rộng khắp nơi
    trên thế giới. Theo thống kê cho biết, hiện nhượng quyền thương mại đã có mặt ở đa
    số các quốc gia với hơn 16.000 hệ thống, là lĩnh vực được nhiều tập đoàn kinh
    doanh lớn trên thế giới chú ý đến. Đặc biệt, phải kể đến là lĩnh vực phân phối và
    dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại trên toàn thế
    giới trong năm 2000 đạt tới 1000 tỷ USD, với khoảng 320.000 DN thuộc 75 ngành
    nghề khác nhau là một con số thật sự ấn tượng. Ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền
    thương mại chiếm 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động và
    ước tính cứ 12 phút lại có một nhượng quyền thương mại mới ra đời.
    Tại Việt Nam, tuy nhượng quyền thương mại chỉ mới phát triển trong hơn 10
    năm trở lại đây, nhưng lại tỏ ra khá phù hợp với điều kiện kinh tế và tạo nên các
    thương hiệu Việt Nam nổi tiếng như: Phở 24, Coffee Trung Nguyên hay các thương
    hiệu Loteria, Jollibee, Pizza Huts từ các kênh phân phối nước ngoài đã đem đến cho
    nước nhà một nguồn thu khá lớn. Các chuyên gia trên thế giới nhận định Việt Nam
    là một thị trường phát triển nhượng quyền thương mại đầy tiềm năng. Đặc biệt, sau
    khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Chính phủ phải thay đổi việc quản
    lý mang tính bảo hộ đối với một số ngành nghề kinh doanh, chẳng hạn: từ ngày
    01/01/2007 các doanh nghiệp nước ngoài được mở liên doanh bán lẻ tại Việt Nam
    và từ ngày 01/01/2009 cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước
    ngoài nhằm nâng cao uy tính thương hiệu, gia tăng doanh thu, tiếc kiệm chi phí
    Song song với những cơ hội là những thách thức, rủi ro từ phương thức kinh
    doanh này vì nhượng quyền thương mại là mô hình chỉ mới phát triển mạnh tại Việt
    Nam trong những năm gần đây. Do vậy, sự hiểu biết về lĩnh vực này cũng như các
    quy định của pháp luật Việt Nam còn khá hạn chế từ khâu quản lý nhà nước đến
    doanh nghiệp và người tiêu dùng nói chung. Sự ra của Luật Thương mại 2005, Nghị
    định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 và Thông tư số 09/2006 TT-BTM ngày
    2
    25/5/2006 đã góp phần làm cho hệ thống văn bản pháp luật quản lý, hướng dẫn hoạt
    động nhượng quyền thương mại khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các quy định này đã
    thật sự phù hợp với tình hình phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại
    tại Việt Nam hiện nay chưa? Sự hiểu biết của các doanh nghiệp khi kinh doanh mô
    hình nhượng quyền thương mại này như thế nào? . Hàng loạt những vướng mắc
    phát sinh cũng như việc kết nối giữa các đạo luật vẫn chưa thể hoàn chỉnh một cách
    triệt để, chưa có văn bản cụ thể quy định mức phí hay là các chế tài ràng buộc cụ
    thể đối với trường hợp bị từ chối đăng ký hoạt động kinh doanh nhượng quyền
    thương mại cộng với khã năng hiểu biết của doanh nghiệp Việt Na m về phương
    thức kinh doanh này. Điều đó, đã khiến cho không ít doanh nghiệp phải lúng túng
    thậm chí là phải bồi thường trước sự xâm nhập của thị trường nước ngoài.
    Ngày nay, với nền kinh tế phát triển thì pháp luật cũng ngày một được hoàn
    thiện nhằm điều chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh một cách an toàn hơn. Mặt
    khác, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay thì các quốc
    gia thường xuyên ký kết các hiệp định thương mại song phương, tích cực tham gia
    các tổ chức kinh tế quốc tế, Những quy định pháp luật về kinh doanh là vô cùng
    phức tạp, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng yếu tố pháp luật trong kinh
    doanh, hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng quan trọng hơn là phải bảo đảm an toàn
    pháp lý. Nếu doanh nghiệp làm trái pháp luật thì lợi nhuận cũng sẽ bị tước bỏ. Vì
    vậy, tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo một môi
    trường pháp lý an toàn, tin cậy cho xã hội, doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể là việc tư
    vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại các Văn phòng luật sư, Công ty luật.
    Những vướng mắc thường gặp phải khi dẫn dắt các doanh nghiệp kinh doanh một
    cách an toàn trong hành lang pháp lý hoặc các trường hợp thực tế trong khi hoạt
    động của các doanh nghiệp ?
    Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề: “Pháp luật nhượng
    quyền thương mại tại Việt Nam và thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền
    thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật” làm đề tài nghiên cứu
    khoa học của mình.
    3
    2. Mục tiêu của đề tài.
     Mục tiêu tổng quát:
    - Trên cơ sở của những vấn đề mang tính chất lý luận, đề tài tìm hiểu thực trạng
    tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công
    ty luật trong thời gian qua.
    - Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam đối với hoạt nhượng
    quyền thương mại và cách thức tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại thông
    qua quá trình tư vấn của các luật sư tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật.
    Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả tư vấn pháp lý về nhượ ng
    quyền thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật.
     Mục tiêu cụ thể:
    - Làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động nhượng
    quyền thương mại.
    -Phân tích quá trình tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số Văn
    phòng luật sư và Công ty luật.
    - Xác định tầm quan trọng của hoạt động tư vấn nhượng quyền thương mại đối
    với xã hội tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật nói riêng và Việt Nam nói
    chung.
    - Phân tích, làm rõ những bất cập trong các quy định của pháp luật của Việt
    Nam và những hạn chế trong quá trình hoạt động tư vấn pháp lý về nhượng quyền
    thương mại của các luật sư tại các Văn phòng luật sư và Công ty luật.
    - Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như
    quá trình tư vấn pháp lý hiện hành để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả trong quá trình hoạt động tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một
    số Văn phòng luật sư và Công ty luật.
    3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
     Cách tiếp cận:
    Vấn đề được tiếp cận dưới gốc độ của khoa học pháp lý về thương mại. Trên
    cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề được phân tích, đánh giá một
    4
    cách khách quan và khoa học về lý luận, thực trạng của hoạt động tư vấn pháp lý
    nhượng quyền thương mại tại một số Văn phòng luật sư và Công ty luật.
     Phương pháp nghiên cứu:
    - Để có thể nắm bắt tình hình thực tế của vấn đề cần nghiên cứu, đề tài sử
    dụng nhiều phương pháp khác nhau. Như phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện
    chứng kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá vấn đề cần nghiên cứu.
    Ngoài ra, để tăng tính khách quan và chính xác cho đề tài thì tác giả đã cập
    nhập một số phương pháp từ các chuyên gia thương mại.
     Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi không gian:
    - Lĩnh vực phát triển kinh doanh nhượng quyền thương mại rất rộng với nhiều
    vấn đề khác nhau. Nhưng đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Những lý luận và các đặc điểm cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương
    mại.
    - Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại, pháp luật về
    nhượng quyền thương mại về một số quốc gia trên thế giới.
    - Tập trung phân tích, đánh giá quá trình hoạt động tư vấn pháp lý nhượng
    quyền thương mại tại một số văn phòng luật sư và công ty luật. Từ đó đưa ra một số
    giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động tư vấn pháp lý về
    nhượng quyền thương mại của các luật sư tại một số văn phòng luật sư và công ty
    luật.
    + Phạm vi thời gian:
    - Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động tư vấn pháp
    lý nhượng quyền thương mại tại một số văn phòng luật sư và công ty luật, giai đoạn
    1990 -2011. Nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư
    vấn pháp lý nhượng quyền thương mại trong giai đoạn hiện nay.
    4. Kết cấu của đề tài.
    Bố cục của bài báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục còn bao gồm
    3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp luật
    điều chỉnh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Phân tích quá trình phát triển
    của nhượng quyền thương mại trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian qua.
    Đồng thời phân tích bản chất, vai trò và các khía cạnh pháp lý của Việt Nam về
    nhượng quyền thương mại.
    Chương 2: Thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số
    Văn phòng luật sư và Công ty luật theo luật thương mại Việt Nam 2005. Trên cơ sở
    lý luận và thực tế của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời
    gian qua. Tác giả đi sâu vào phân tích, đánh giá nội dung các quy định pháp lý của
    Việt Nam về thực hiện đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương mại cũng như
    hoạt động của các luật sư về hoạt động tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương
    mại.
    Chương 3: Một số kiến nghị đến cơ quan nhà nước để góp phần hoàn thiện các
    quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại và những giải pháp đến văn phòng
    luật sư và công ty luật nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn pháp lý về nhượng quyền
    thương mại.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Nguyễn Bá Bình (2006), “nhượng quyền thương mại -Bản chất và mối quan hệ
    với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li xăng”, tạp chí nghiên cứ lập
    pháp (02),tr 21-26.
    [2] Bùi Ngọc Cường (2007), “hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương
    mại”, tạp chí nghiên cứu lập pháp (103), tr32 – 38.
    [3] Nguyễn Thành Tâm (2006), Quyền sở hửu công nghiệp trong hoạt động
    thương mại, NXB Tư Pháp.
    [4] Vũ Đặng Hải Yến, Những vấn đề lý luận và thực tiển về pháp luật điều chỉnh
    nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án
    tiến sĩ.
    [5] Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động
    nhượng quyền thương mại, chính phủ ban hành ngày 31/3/2006.
    [6] phụ lục
    [10] http://quantritructuyen.com/chi-tiet/nhuong-quyen-thuong-mai-tongquan-tinh-hinh-tren-the-gioi-va-viet-nam/3669.html
    [9] http://www.masogroup.com/cms/vi/kien-thuc/quan-tri-hiendai/1814nhng-quyn-thng-hiu--vn-gia-tng.html
    [13] http://vnbrand.net/Thuong-hieu-hang-dau/trung-nguyen-ca-phe-khoinguon-sang-tao.html)
    [11] http://thv.vn/news/Detail/?gID=4&tID=1&cID=5227
    [14] www.vietfranchise.com
    [8] http://franchisingvietnam.blogspot.com
    [12] thienbinhluat.com/index.php? .thuctedoanhnghiepluatsu
    [7] http://doanhnhansaigon.vn/online/nhuongquyen/kienthuc/2009/06/3057/nhan-
    va-nhuong-quyen-thuong-mai-nam-dieu-can-luu-y/
    [15] http://www.google.com.vn/imgres?q=cafe+trung+nguyen
    [16] http://www.google.com.vn/imgres?q=pho+24
    [17] http://www.google.com.vn/imgres?q=lotteria
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...