MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1. Một số vấn đề chung về lao động trẻ em và vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em 6 1.1. lao động trẻ em - một loại lao động đặc thù 6 1.1.1. Khái niệm trẻ em . 6 1.1.2. Khái niệm lao động trẻ em . 6 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em 8 1.2.1. Các quan niệm truyền thống 8 1.2.2. Sự phát triển kinh tế 9 1.2.3. Giáo dục và các yếu tố khác 10 1.3. Vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em .12 1.3.1. pháp luật lao động là hành lang pháp lý vững chắc . 12 1.3.2. pháp luật lao động tạo sự công bằng . 13 1.3.3. pháp luật lao động hình thành ý thức xã hội 14 Chương 2. Quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em . 15 2.1. lịch sử quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em 15 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Bộ luật lao động 15 2.1.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật lao động đến nay . 16 2.2. Quy định hiện hành của pháp luật lao động về lao động trẻ em . 17 2.2.1. Quy định về việc làm và học nghề đối với lao động trẻ em 17 2.2.2. Quy định về tuyển dụng lao động đối với lao động trẻ em . 24 2.2.3. Quy định về điều kiện lao động và sử dụng lao động trẻ em .25 2.2.4. Quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp . 33 Chương 3. Tình hình thực hiện và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động trong việc bảo vệ lao động trẻ em 37 3.1. Tình hình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em . 37 3.1.1. Kết quả đạt được . 38 3.1.2. Những tồn tại 43 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động về lao động trẻ em . 47 3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật lao động hiện hành 47 3.2.2. Tuyên truyền pháp luật lao động về lao động trẻ em 49 3.2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 51 3.2.4. Một số giải pháp khác . 51 KẾT LUẬN . 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC . 59 Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo cáo của Tổ chức Save the Children (Cứu vớt trẻ em) cho biết hiện nay trên thế giới có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ .Tình trạng trẻ em lao động đang ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng đang gây xôn xao dư luận. Tháng 11/2007 dư luận cả nước đã bất bình về việc ngay giữa thủ đô Hà Nội, một bé gái hơn 10 năm trời bị bóc lột và hành hạ không khác gì kẻ nô lệ thời Trung cổ. Đến lúc này, một loạt các động thái để thể hiện trách nhiệm mới được đề cập đến. Vụ việc này đã như một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta về vấn đề trẻ em đang từng ngày, từng giờ bị bóc lột sức lao động, bị xâm phạm quyền trẻ em. Nỗi đau về thể xác của em gái nhỏ đáng thương kia rồi cũng qua đi. Nhưng hồi ức đau đớn về những tháng ngày em phải chịu đày đọa sẽ còn là nỗi ám ảnh khiếp sợ khó có thể nguôi ngoai. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, coi trẻ em là tương lai của đất nước. pháp luật, trong đó có pháp luật lao động đã góp phần tạo nên hệ thống các quy tắc căn bản nhằm trợ giúp và bảo vệ trẻ em trong lao động. Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về việc bảo vệ trẻ em là một vấn đề cần thiết nhằm giải thích, chuyển tải các quy định vào cuộc sống đồng thời tìm hiểu rõ thực trạng của pháp luật lao động về bảo vệ trẻ em để góp phần ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung. Xuất phát từ vấn đề đó em đã chọn đề“pháp luật lao động với việc bảo vệ lao động trẻ em” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu vấn đề trẻ em và lao động trẻ em là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này lại không nhiều. Và đặc biệt tài liệu nghiên cứu về lao động trẻ em nhìn từ góc độ pháp luật là không nhiều. Có một số tài liệu nghiên cứu như: Vấn đề lao động trẻ em, Vũ Ngọc Bình, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2002; Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Vụ pháp luật hình sự hành chính, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005; Vấn đề lao động trẻ em - Thực trạng và giải pháp, BS. Nguyễn Trọng An, Phó vụ trưởng Vụ Trẻ em, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, 2007. Khác với các tài liệu nghiên cứu trên, hầu hết chỉ đưa ra các số liệu đánh giá thực trạng vấn đề lao động trẻ em và liệt kê các quy định hiện hành của pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động trẻ em, đề tài đã đưa ra nhận xét, đánh giá những quy định này để từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài lao động trẻ em là một vấn đề phức tạp, đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: văn hoá, giáo dục, y tế . Mỗi lĩnh vực khác nhau có cách nhìn, cách nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. ở đây, đề tài chỉ nghiên cứu đến những vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trẻ em ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến quy định pháp luật quốc tế và một số quy định mang tính so sánh của một số nước trên thế giới. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm về trẻ em, lao động trẻ em; xác định vai trò của lao động trẻ em trong hệ thống quan hệ lao động và trong xã hội; chỉ ra thực trạng của những quy định của pháp luật về lao động trẻ em đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của các quy định đó nhằm đề ra biện pháp bảo vệ lao động trẻ em. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, tác giả đề tài đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ các khái niệm có liên quan. Như: khái niệm trẻ em, lao động trẻ em; các yếu tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em . - Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, trên cơ sở so sánh với quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, để thấy được điểm phù hợp và bất cập của các quy định về lao động trẻ em ở nước ta hiện nay. - Trên cơ sở giải quyết các vấn đề lý luận, và đánh giá các quy định của pháp luật lao động hiện hành, đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các quy định pháp luật lao động trẻ em một cách có hiệu quả. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp như : phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp hồi cứu các tài liệu, .Việc sử dụng các phương pháp này đã giúp tác giả xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó có cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. 7. Những đóng góp của đề tài Đề tài góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, quan điểm và các vấn đề lý luận về lao động trẻ em, bảo vệ lao động trẻ em bằng pháp luật lao động. Đề tài cũng góp phần hệ thống và phân tích khoa học các quy định chủ yếu của pháp luật lao động về lao động trẻ em và tìm hiểu thực trạng của việc áp dụng các quy định đó trong thực tế. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra kết quả so sánh một số quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật quốc tế và quy định của một số quốc gia trên thế giới. Qua đó đề tài đã góp một tiếng nói chung nhằm bảo vệ trẻ em – thế hệ mầm non tương lai của đất nước. 8. Kết cấu đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm các phần sau: Chương 1. Một số vấn đề chung về lao động trẻ em và vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em Chương 2. Quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em Chương 3. Tình hình thực hiện và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động trong việc bảo vệ lao động trẻ em