Thạc Sĩ Pháp luật lao động Campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CAMPUCHIA VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 5
    1.1. Khái niệm, vai trò của người sử dụng lao động và sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ 5
    1.1.1. Khái niệm người sử dụng lao động . 5
    1.1.2. Vai trò người sử dụng lao động 6
    1.1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động . 8
    1.2. Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 11
    1.2.1 Nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. 11
    1.2.2. Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. 16
    1.3. Sơ lược lịch sử pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động ở Campuchia. 21
    1.3.1. Từ 1953 đến năm 1997 21
    1.3.2. Từ năm 1997 đến nay 22
    Chương 2. PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 26
    2.1. Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong tuyển dụng lao động và thực tiễn áp dụng. 26
    2.2. Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quản lý lao động và thực tiễn áp dụng. 33
    2.3. Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ tài sản cho người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng 40
    2.4. Quy định của pháp luật lao động Campuchia về các phương thức bảo vệ NSDLĐ và thực tiễn áp dụng 46
    Chương 3 . HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG . 52
    3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật lao động Vương Quốc Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ 52
    3.1.1. Mở rộng hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ . 52
    3.1.2. Đảm bảo việc hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện các quy định của pháp luât khác . 55
    3.1.3. Đảm bảo sự hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động Campuchia . 57
    3.2. Những giải pháp để hoàn thiện pháp luật lao động Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp của NSDLĐ 59
    KẾT LUẬN 66

    NỘI DUNG TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật lao động Cămpuchia. Các quy định của pháp luật về tuyền dụng lao động, quyền tuyển chọn lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, quyền lựa chọn phương thức tuyển dụng lao động, quy định cụ thể về điều kiện tuyển dụng người lao động, pháp luật về quản lý lao động trong việc bố trí công việc cho người lao động, ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, các quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ tài sản cho người sử dụng lao động và các biện pháp bảo vệ có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động đã được quy định trong pháp luật lao động Cămpuchia và cũng đã mang lại hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên một số quy định của pháp luật còn chưa sát với thực tế chưa bảo vệ được quyền lợi cho NSDLĐ. Vì thế việc nghiên cứu pháp luật lao động Campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người sử dụng lao động là một việc cần thiết nhằm đảm bảo người sử dụng lao động có điều kiện tạo việc làm, đảm bảo sự phát triển của kinh doanh, tạo sự cần bằng của nên kinh tế, giảm thiểu việc thật nghiệp và sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.Nếu Nhà nước có cơ chế thông thoáng tạo điều kiện cho NSDLĐ phát huy quyền làm chủ của mình thì họ sẽ yên tâm trong việ đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Từ đó Luận văn đưa ra những bất cập, thiếu sót của thực tế pháp luật lao động của Campuchia và cần phải được xem xét sửa đổi và hoàn thiện trong giai đoạn tới.

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Hệ thống pháp luật của bất kỳ một nước nào cũng phản ánh những chuẩn mực, thông lệ và giá trị về kinh tế, chính trị, xã hội của nước đó tại thời điểm luật pháp được ban hành. Ở Campuchia, trong giai đoạn nền kinh tế tập trung thì người sử dụng lao động chỉ là người nhân danh Nhà nước trong quản lý tài sản mà không có quyền quyết định bất cứ một vấn đề gì về tổ chức quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, vai trò của người sử dụng lao động rất mờ nhạt. Chính sự bao bọc một cách toàn diện tuyệt đối của Nhà nước đối với quyền lợi của người sử dụng lao động đã tạo ra sự trì trệ, thói quen ỷ lại, không phát huy được năng lực tự chủ, tính năng động sáng tạo của bản thân người lao động cũng như người sử dụng lao động. Thực tế, người ta thường quan tâm và bảo vệ “quyền và lợi ích người lao động” hơn bởi quan niệm người lao động là đối tượng yếu thế, dễ bị bất lợi hơn trong tương quan với người sử dụng lao động. Trong những năm gần đây, các tranh chấp lao động xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động bị xâm hại cũng chiếm một phần tương đối lớn trong tổng số các vụ án lao động. Đã đến lúc phải nhận thấy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động cũng cần được coi trọng trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Trên thực tế, có những tranh chấp lao động xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn của người lao động kém, tính kỷ luật thấp và trình độ hiểu biết luật pháp hạn hẹp dẫn đến việc gây thiệt hại không nhỏ cho người sử dụng lao động trong việc ổn định và phát triển doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động dưới góc độ pháp luật lao động là hết sức cần thiết.
    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Trong pháp luật lao động, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động được thể hiện ở nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến các quyền và lợi ích hợp pháp chính của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động như quyền về tuyển dụng lao động, quyền tổ chức quản lý và quyền được bảo vệ về tài sản.
    Luận văn chủ yếu đề cập Bộ luật lao động Campuchia và một số văn bản dưới luật về lao động liên quan trực tiếp đến vấn đề này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
    a. Mục đích
    Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng như các quy định pháp lý về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Đồng thời phân tích, đánh giá, nhìn nhận thực trạng và xu hướng phát triển các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong Luật lao động của Campuchia. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động nhằm cải thiện môi trường lao động ở Campuchia.
    b. Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
    - Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật của Vương quốc Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
    4. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Pháp luật lao động về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là vấn đề nóng bỏng đối với tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam và Campuchia. Do vậy, trong thời qua ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động được đăng tải trên tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi pháp luật lao động Việt Nam.
    Tuy nhiên tại Vương quốc Campuchia, vấn đề này chưa được quan tâm cũng như tập trung nghiên cứu một cách thích đáng. Ngoài dự án xây dựng và sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật lao động nói riêng, hầu như chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện, mặc dù Campuchia cũng đã là thành viên của tổ chức lao động quốc tế International Labor Organization (ILO) và cũng đã tham gia ký kết một số Công ước quốc tế.
    Vì vậy, đây là Luận văn đầu tiên ở cấp Thạc sĩ nghiên cứu về pháp luật lao động Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Phương pháp luận sử dụng chung cho mọi đề tài khoa học là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và luận văn này cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như phương pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử để nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện nhất.
    6. Cơ cấu luận văn
    Luận văn gồm lời nói đầu, 3 chương và kết luận:
    Chương I: Một số vấn đề chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động.
    Chương II: Pháp luật lao động hiện hành của Vương quốc Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng.
    Chương III: Hoàn thiện pháp luật lao động của Vương quốc Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
    1.1. Khái niệm, vai trò của người sử dụng lao động và sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ
    1.1.1. Khái niệm người sử dụng lao động.
    Người sử dụng lao động là một khái niệm hết sức quan trọng, được đề cập đến trong mọi Luật lao động tại bất kỳ quốc gia nào.Theo Luật Các tiêu chuẩn lao động của Hàn Quốc thì:“NSDLĐ là người chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, có trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đó. Hay người thay mặt cho chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quản lý các vấn đề liên quan tới NLĐ”. Như vậy, theo khái niệm này thì NSDLĐ là những người sở hữu đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ tư cách pháp lý để có thiết lập ra quan hệ lao động, tức là có thể tạo việc làm cho người lao động khác.
    Ở Việt Nam NSDLĐ là các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, các hợp tác xã, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình các cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng lao động cũng đều có thể trở thành chủ sử dụng lao động. Điều 57 và Điều 58 của Hiến pháp Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” và “Công dân có quyền sở hữu tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp”. Pháp luật Lào cùng có quy định về vấn đề này, theo khoản 5, điều 2 của Bộ luật lao động nước Lào thì: “NSDLĐ có nghĩa là một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng lao động cho các hoạt động của mình bằng cách trả lương hoặc tiền lương, và
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đỗ Ngân Bình (2003), Những điểm mới trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ, Tạp trí Luật học, Hà Nội.
    2. Đỗ Ngân Bình (2008), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công, Hà Nội.
    3. Nguyễn Hữu Chí (2003), giáo trình luật lao động, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
    4. TS. Nguyễn Hữu Chí - Nhà xuất bản Lao động Xã hội (2003), Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam – Thực trạng và phát triển – Hà Nội
    5. TS. Nguyễn Hữu Dũng – Nhà xuất bản Lao động Xã hội (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên – Hà Nội.
    6. Vũ Hoàng Hải, Vai trò của Luật lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (1997) – Khóa luận tốt nghiệp – Hà Nội
    7. TS. Đào Thị Hằng (6/2003), Tập chí Luật học – Hà Nội
    8. TS. Nguyễn Quang Hiển (1995), Trọng tài lao động – Thực trạng và giải pháp – Nhà xuất bản Thông kê – Hà Nội
    9. Bình Nhưỡng, Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động (1996) – Luận án Thạc sĩ
    10. Đặng Đức San, Nguyễn Văn Phần (2002), Quản lý sử dụng lao động trong doanh nghiệp – Tập 1, Tập 2 – Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội
    11. Lê Trung – Nhà xuất bản Lao động xã hội (2002), 103 câu hỏi và trả lời về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Hà Nội
    12. Bộ Lao động – đào tạo nghề nghiệp (1997), Một số Công ước và Khuyến nghị của ILO về Quyền trẻ em, Nhà xuất bản Phnom Penh.
    13. Bộ Lao động – đào tạo nghề nghiệp (1997), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài, Phnom Penh.
    14. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (1996), một số tiệu pháp luật lao động nước ngoài – Hà Nội
    15. Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 quy định chi tiết để Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện NSDLĐ tham gia với các cơ quan nhà nước về chính sách pháp luật và những vấn đề có liên quan đến QHLĐ.
    16. Nhà xuất bản Công án nhân dân (2002) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Hà Nội.
    17. Nhà xuất bản Công án nhân dân (2003), Giáo trình Luật lao động, Hà Nội
    18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Bộ luật lao động (đã sửa đổi và bổ sung năm 2002), NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
    19. Quốc hội nước Vương quốc Campuchia (2001), Bộ luật lao động nước Vương quốc Campuchia, Phnom Penh.
    20. Quốc hội Vương quốc Campuchia (1993), Hiến pháp 1993 (sửa đổi và bổ sung năm 2006).
    21. Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công án nhân dân (2002), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam - Hà Nội.
    22. Trường Đại học luật và kinh tế Phnom Penh, Giáo trình Luật lao động Campuchia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...