Tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU


    PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
    VIỆT NAM


    ******


    I. Các định nghĩa


    Pháp lý. “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
    hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa
    họ với nhau theo quy định của Luật này” (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 8
    khoản 10). Theo định nghĩa pháp lý, gia đình là một tập hợp các chủ thể có quan hệ
    pháp lý đặc biệt, do tính chất đặc biệt của quan hệ xã hội giữa họ.


    Xã hội. “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
    trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây
    dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Lời nói đầu). Trong
    quan niệm truyền thống, đất nước được hình dung như một gia đình lớn mà việc tổ
    chức và vận hành chỉ là sự phóng to mô hình gia đình nhỏ, gồm những người gắn bó
    với nhau trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Trong quan niệm hiện đại, gia
    đình là nơi mà các công dân nhỏ tuổi được chuẩn bị về mọi mặt để tham gia vào đời
    sống xã hội.


    Kinh tế. Gia đình là một đơn vị sản xuất đồng thời là một đơn vị tiêu dùng.


    - Gia đình là một đơn vị sản xuất: Theo nghĩa cổđiển, gia đình là một nơi tạo ra
    các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp từ kết quả lao động của các thành viên.
    Theo nghĩa hiện đại, gia đình là nguồn cung ứng lao động cho xã hội.


    - Gia đình là một đơn vị tiêu dùng: Gia đình có ngân sách chi tiêu chung và tiến
    hành mua sắm, thụ hưởng dịch vụ như một đơn vị tiêu thụ.


    II. Định chế gia đình


    Tổ chức con người. Gia đình là một tổ chức con người vận hành theo quy định
    của pháp luật. Những mối quan hệ gia đình được chi phối không chỉ bởi luật hôn nhân
    và gia đình mà cả bởi luật dân sự, hành chính, hình sự, . Bản thân tổ chức gia đình-hộ,
    như là một tổng thể, cũng được luật đề cập trong những trường hợp đặc thù: sổđăng
    ký hộ khẩu thường trú được lập theo hộ gồm những người thường xuyên sống dưới
    cùng một mái nhà; các trưởng khu vực, trưởng thôn thường được bầu ra bởi các cử tri
    đại diện cho các hộ trong khu vực, thôn; .


    Hộ gia đình. Gia đình, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, có thể
    được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật trong những trường hợp đặc thù. Gia
    đình không phải là một pháp nhân; nhưng một khi các thành viên gia đình thực hiện
    các hoạt động kinh tế chung bằng cách khai thác các tài sản mà họ coi là thuộc sở hữu
    chung, thì các thành viên ấy tạo thành một thực thể pháp lý được luật gọi là “hộ gia
    đình”. Hộ gia đình có tài sản và có khả năng chịu trách nhiệm dân sự trước người thứ
    ba bằng tài sản của mình.


    III. Mối liên hệ gia đình


    Liên hệ thân thuộc. Liên hệ thân thuộc bao gồm liên hệ huyết thống và liên hệ
    nuôi dưỡng.


    Liên hệ huyết thống lại chia thành trực hệ và bàng hệ. Liên hệ trực hệ ràng buộc
    những người có quan hệ sinh thành: cha-con-cháu ; liên hệ bàng hệ kết nối những
    người có chung một tổ tiên: anh-chị-em, chú, bác-cháu, .


    Liên hệ nuôi dưỡng là mối quan hệ thân thuộc nhân tạo, hình thành từ việc nuôi
    con nuôi. Tuy nhiên, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam liên hệ nuôi
    dưỡng là mối quan hệ thân thuộc không hoàn hảo: người con nuôi không phải là anh,
    chị, em của các con của người nuôi, không phải là cháu nội hay cháu ngoại của cha mẹ
    của người nuôi.


    Liên hệ hôn nhân. Do việc kết hôn, quan hệ vợ chồng hình thành. Gia đình-hộ
    luôn được thành lập với hai thành viên đầu tiên là vợ và chồng. Dần dần, các con được
    sinh ra. Cũng do hiệu lực của hôn nhân mà vợ, chồng trở thành người có quan hệ với
    người thân thuộc của chồng (vợ) mình theo tục lệ.


    IV. Mô hình gia đình


    Đại gia đình. Gia đình cổ Việt Nam cũng được tổ chức theo tộc họ và được đặt
    dưới chếđộ phụ quyền. Song, quy mô tổ chức của gia đình-tộc họ cũng như cách vận
    hành của chếđộ phụ quyền không giống nhau tùy theo gia đình được hình dung ở góc
    độ kinh tế hay ở góc độ nghi lễ, tín ngưỡng.


    Ở góc độ kinh tế, gia đình-tộc họ gồm tất cả những người thuộc các thế hệ khác
    nhau sống trong cùng một nhà (gọi là gia tộc)1. Gia đình có người đứng đầu, gọi là gia
    trưởng (chủ gia đình)2. Gia đình, chứ không phải cá nhân, là chủ thể của quyền sở hữu


    tài sản và việc thực hiện quyền sở hữu đó là việc của gia trưởng. Cũng chính gia


    1 Xem Uỷ ban tư vấn án lệ (UBTVAL)-Comité consultatif de jurisprudence, Tập ý ki ến về tục lệ của người Việt


    Nam ở Bắc Kỳ trong các lĩnh vực gia đình, thừa kế và tài sản thờ cúng (nguyên bản tiếng Pháp: Recueil des avis
    sur les coutumes des Annamites au Tonkin en matière de droit de famille, de successions et de biens cultuels), Hà
    Nội, 1930, câu hỏi 1.
    2 Trong luật nhà Lê, vai trò gia trưởng do cả cha và mẹđảm nhận. Nếu cha chết, thì mẹ còn sống là người duy


    nhất đứng đầu gia đình và ngược lại.
    Trong luật nhà Nguyễn, chếđộ phụ quyền được quan niệm theo kiểu Trung Quốc: vai trò gia trưởng thuộc về
    người chồng; còn người vợ phải tự bằng lòng với thân phận người phụ tá. Trong trường hợp chồng chết, thì vợ
    thay chồng giữ vị trí gia trưởng chừng nào chưa kết hôn với người khác, nhưng chịu sự giám sát của trưởng tộc
    bên chồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...