Tài liệu Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là một trong những quyền dân sự quan trọng của công dân. Đặc biệt, khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, vấn đề bảo hộ quyền SHCN càng được đặt ra một cách cấp thiết. Điều đó giúp tạo ra môi trường pháp lí an toàn, lành mạnh cho những hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế đi lên. Việc bảo hộ quyền SHCN được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó sử dụng pháp luật hình sự được xem là một trong những biện pháp cần thiết và đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
    Vào những năm 1980, Nhà nước ta đã quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ quyền SHCN. Đây chính là kết quả của sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ những tri thức sáng tạo của con người góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Mở đầu cho những hoạt động lập pháp hình sự có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền SHCN là việc xây dựng điều luật quy định về các tội phạm liên quan đến quyền SHCN tại Chương VII “Các tội phạm về kinh tế” của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985. Đó là Điều 167 BLHS quy định tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả. Như vậy, ngay từ khi ban hành BLHS đầu tiên của nước Cộng hoà XHCN





    Việt Nam vào năm 1985, Nhà nước ta đã chủ trương coi quyền SHCN là một trong những khách thể bảo vệ của luật hình sự.
    Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội của đất nước đã dẫn đến những diễn biến phức tạp của các vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHCN. Số lượng các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này ngày càng tăng đã khiến cho hoạt động quản lí nhà nước gặp không ít khó khăn, đồng thời cũng làm cho các chủ sở hữu chịu những thiệt hại nghiêm trọng về quyền lợi. Đứng trước thực trạng đó, việc xây dựng và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong đó có văn bản pháp luật hình sự về bảo hộ quyền SHCN là hết sức cần thiết. Với tinh thần này, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội: Tội buôn bán hàng giả (Điều 156); tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).







    Những quy định này đã thể hiện sự phát triển của hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường - sự phản ánh kịp thời những đòi hỏi mới của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    2. Trong các tội phạm này, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (Điều 170) là tội phạm mới được bổ sung vào BLHS 1999. Việc quy định tội phạm này đã tạo cơ sở pháp lí cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN khi người đó có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động thực thi nhiệm vụ của mình. Đó là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước đối với hoạt động cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN như: Không cấp văn bằng cho các chủ thể đã có đủ điều kiện được cấp; cấp văn bằng không đúng quy định về thời gian, thủ tục; cấp văn bằng bảo hộ cho những đối tượng SHCN mà trước đó đối tượng này đã được cấp văn bằng bảo hộ cho một chủ sở hữu công nghiệp khác v.v .
    Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS) mới về mặt tên gọi song không phải là tội phạm mới. Một trong những dạng hành vi của tội phạm này đã từng được phản ánh trong cấu thành của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 167 của BLHS năm 1985. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về bảo hộ quyền SHCN mà còn trực tiếp gây thiệt hại cho quyền và lợi ích của chủ sở hữu hợp pháp của các đối tượng quyền SHCN. Đối tượng của tội



    phạm này là các đối tượng quyền SHCN đang được bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam. Đó là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hóa v.v Đây là các sản phẩm trí tuệ của con người, những loại tài sản vô hình song lại có khả năng đem lại những lợi ích vật chất vô cùng to lớn cho chủ sở hữu nói riêng và cho toàn xã hội nói chung khi nó được ứng dụng vào thực tiễn. Như vậy, khi hành vi phạm tội được thực hiện thì cần hiểu rằng hành vi đó tác động lên kết quả của sự sáng tạo, lên các dạng tồn tại mang tính vật chất của các đối tượng quyền SHCN đang được bảo hộ.
    Điều 171 quy định hai loại hành vi khách quan của tội phạm là chiếm đoạt hoặc sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam. Ở đây cần thống nhất rằng việc chiếm đoạt được thực hiện đối với những đối tượng vật chất là hình thức biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan của các đối tượng SHCN được bảo hộ, ví dụ như chiếm đoạt một bản thiết kế, một kết quả nghiên cứu bằng văn bản, một mô hình, một mẫu vẽ v.v Hành vi chiếm đoạt ở đây không nên được hiểu một cách thuần tuý giống như hành vi chiếm đoạt tài sản thông thường vì đối tượng của tội phạm ở đây là loại tài sản vô hình rất đặc biệt. Đây chỉ nên được hiểu là việc chiếm lấy kết quả của sự sáng tạo đã được bảo hộ thể hiện dưới bất kì hình thức nào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...