Tiểu Luận PHÁP LUẬT HẢI QUAN TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU (9đ) &quot Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập côn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Công ước HS (Tiếng Anh là Harmonized System, viết tắt là HS, là sản phẩm trí tuệ của tập thể chuyên gia hải quan nhiều nước và các tổ chức quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ra đời vào tháng 6 /1983 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.Với tư cách là một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá, Công ước không những tạo điều kiện thuận lợi trong các cuộc đàm phán thương mại, thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ hội nhập với khu vực và thế giới, đóng góp quan trọng trong công cuộc tự động hoá và hiện đại hoá các thủ tục hải quan, góp phần đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.Việt Nam cũng đã chính thức tham gia công ước HS theo Quyết định số 49/QĐ - CTN vào ngày 6/3/1998 và có hiệu lực ở Việt Nam kể từ ngày 1/1/2000. Sự kiện này có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu đề tài :
    " Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập công ước HS và nội dung cơ bản của công ước"
    I. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC HS.
    1. Vai trò và sự điều hành của công ước
    Các hoạt động giao lưu thương mại hàng hóa dẫn đến nhu cầu sử dụng Danh mục nhằm xác định tên hàng và cơ cấu phân loại các mặt hàng. Danh mục này thường xuyên được cập nhạt và sửa đổi theo hướng đảm bảo ngày càng thống nhất, hài hóa Danh mục biểu thuế giữa các quốc gia.
    Công ước HS ( Hazmonied Commodity description and coding system) gọi đầy đủ là " Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa" được tổ chức Hải quan thế giới thông qua tại Brussel năm 1983, có hiệu lực 01/01/1998, các lần sửa đổi 1992, 1996, 2002, 2007, 2012. Tính đến thời điểm tháng 3/2011, có 138 nước là thành viên Công ước Hs.
    Công ước Hs ra đời là công cụ pháp lí hữu hiệu nhất đảm bảo cho hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được khả thi trê thực tế. Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa nhờ đó trở thành một hệ thống phân loại hàng hóa toàn cầu.
    Mục tiêu của CƯHS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống theo một Danh mục xác định; xác định cho mỗi mặt hàng một vị trí thích hợp trong Danh mục để các Quốc gia đều đặt mỗi mặt hàng như nhau vào một con số trong Danh mục gọi là Mã số;thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ Hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức , cá nhân có liên quan ; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước, hiệp định thương mãi cũng như áp dụng các hiệp ước, hiệp định thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước, hiệp định này giữa các cơ quan Hải quan các nước. Mục tiêu của HS nhằm:
    - Thuận lợi hóa thương mại quốc tế:
    1. Làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa nhập khẩu và thuế quan Hải quan.
    2. Thống kê thương mại quốc tế
    3. Xác định xuất xứ và Đàm phán thương mại giữa các quốc gia.
    4. Quản lí hàng hóa cần kiểm soát.
    - Áp dụng trong quản lí , điều hành, lưu thông hàng hóa nội địa, Quốc tế.
    Việt Nam phê chuẩn tham gia công ước ngày 06/03/1998 và có hiệu lực ngày 01/01/2000.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...