Tiến Sĩ Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1 Bối cảnh và sự cần thiết của việc nghiên cứu thủ tục hành chính đối với
    thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
    1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ
    1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
    1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
    1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
    1.3 Lý thuyết nghiên cứu đề tài và câu hỏi nghiên cứu
    1.3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
    1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
    1.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu
    CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
    2.1 Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp 32
    2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật doanh nghiệp 32
    2.1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 35
    2.1 . Khái niệm, đặc điểm và nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp
    2.2.1. Khái niệm TTHC và TTHC đối với doanh nghiệp
    2.2.2. Đặc điểm của TTHC đối với doanh nghiệp
    2.2.3. Nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp
    2.3. Quy định pháp luật doanh nghiệp về TTHC đối với doanh nghiệp.
    2.3.1 Quy định PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp
    2.3.2 Quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
    2.3.3. Quy định PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp
    2.4. Các nguyên tắc quy định về TTHC trong PLDN và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp
    2.4.1. Các nguyên tắc quy định về TTHC trong PLDN
    2.4.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp
    2.5. Mối quan hệ giữa quy định PLDN về TTHC và cải cách TTHC ở Việt Nam
    2.6. Sự cần thiết của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp
    2.7. Mục tiêu của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
    CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
    3.1. Đánh giá quy định PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp 67
    3.1.1 Những kết quả đạt được 67
    3.1.2 Những hạn chế của quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp
    3.2. Đánh giá quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
    3.2.1 Những kết quả đạt được
    3.2.2. Những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
    3.3 Đánh giá quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp 101
    3.3.1 Những kết quả đạt được
    3.3.2. Những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp
    3.4. Nguyên nhân của những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục thành lập,tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp106
    CHƯƠNG 4 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TTHC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
    4.1 Những yêu cầu cơ bản cho việc hình thành giải pháp hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
    4.2 Định hướng hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
    4.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
    4.3.1. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp
    4.3.2. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
    4.3.3. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Cải cách TTHC là một trong số giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tiến trình cải cách TTHC đó không thể tách rời với yêu cầu hoàn thiện PLDN vì các quy định PLDN ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cải cách TTHC và việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Thực tiễn đã khẳng định những thành tựu của cải cách TTHC thời gian qua ở Việt Nam có một phần đảm bảo quan trọng từ sự đổi mới của PLDN. Sự thông thoáng của thủ tục gia nhập thị trường tại Luật DN 1999 và Luật DN 2005 đã góp phần tích cực cải thiện MTKD Việt Nam trên trường quốc tế. Các báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Tổ
    chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về MTKD, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu đã có những nhận định tích cực về TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là những điểm mới của PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho NĐT gia nhập thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực trên, MTKD của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sự ổn định cần thiết để thực sự làm an tâm NĐT. Thứ hạng của Việt Nam thường không được cao và dễ bị tụt hạng. Việt Nam vừa tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng của MTKD toàn cầu năm 2011 (hạng 92) của Ngân hàng thế giới, liền sau đó bị tụt 6 bậc trong bảng xếp hạng năm 2012 (hạng 98) và tiếp tục bị tụt thêm 1 bậc trong bảng xếp hạng năm 2014 (hạng 99/189 nền kinh tế). Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 của WEF chỉ ra thứ hạng của Việt Nam là 75/144 nền kinh tế được khảo sát, tụt 10 bậc so với năm 2011, trong số 12 nhóm chỉ tiêu WEF đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn cận kề thứ hạng 100. Nếu như ở báo cáo của WEF năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô tăng 20 bậc, đến 2012 lại bị tụt tới 41 bậc. Sự thiếu ổn định và bị đánh giá ở thứ hạng thấp trong xếp hạng về MTKD của Việt Nam đã phản ánh thực trạng pháp luật đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đăng ký thành lập dễ nhưng để chính thức đi vào hoạt động lại gặp nhiều khó khăn. Sự thiếu đồng bộ giữa TTHC thông thoáng tại Luật DN 2005 và TTHC tại các đạo luật chuyên ngành, đạo luật đầu tư đã gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tình trạng giấy phép kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với số lượng lớn, nhiều giấy phép “con” không cần thiết đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hoàn thiện MTKD để đưa ra các giải pháp hoàn thiện PLDN góp phần tích cực vào cải cách TTHC ở Việt Nam là đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tàiPháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” để làm Luận án tiến sĩ luật học cho mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau :
    - Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PLDN và TTHC như nội dung quy định PLDN về TTHC, nguyên tắc quy định PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC để bổ sung vào kho tàng lý luận về PLDN và TTHC ở Việt Nam.
    Trên cơ sở đó, Luận án sẽ làm rõ mối quan hệ giữa PLDN về TTHC với cải cách TTHC, đồng thời khẳng định cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là giải pháp cơ bản để hoàn thiện MTKD, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực QLNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
    - Thứ hai, đánh giá toàn diện thực trạng PLDN về TTHC, phát hiện được những thành công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang tác động tích cực và tiêu cực đến cải cách TTHC ở Việt Nam.
    - Thứ ba, nêu lên các yêu cầu, định hướng hoàn thiện PLDN thúc đẩy cải cách TTHC và các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, góp phần mang lại sự hiệu quả hơn cho cải cách TTHC ở Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu quy định tại Luật DN 2005 và các văn bản thi hành Luật DN 2005 về TTHC đối với doanh nghiệp. PLDN có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động đến doanh nghiệp trên nhiều phương diện : thành lập, tổ chức quản trị và hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu của Luận án được giới hạn ở những quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Luận án không nghiên cứu PLDN về tổ chức quản trị và hoạt động của doanh nghiệp mà không liên quan đến TTHC đối với doanh nghiệp.
    Luận án không nghiên cứu toàn bộ TTHC đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, lao động, nhà ở, .tại các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá doanh nghiệp ở góc độ kinh tế, không liên quan đến pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của Luận án. Luận án không nghiên cứu các quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật đầu tư điều chỉnh việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, tổ chức lại và giải thể theo quy định tại Luật DN 2005 mới là đối tượng được nghiên cứu trong nội dung Luận án. Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, y tế, giáo dục chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
    Luận án chỉ nghiên cứu quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với doanh nghiệp – là tổ chức kinh tế thành lập, hoạt động có mục đích lợi nhuận, bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luận án không nghiên cứu về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với chủ thể kinh doanh không được gọi là doanh nghiệp như HTX, liên hiệp HTX và hộ kinh doanh.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là các quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang tác động đến doanh nghiệp và cải cách TTHC ở Việt Nam. Việc phân tích, đánh giá thành công và hạn chế của thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được Luận án nghiên cứu ở các quy định tại Luật DN các văn bản thi hành Luật DN.
    Về không gian nghiên cứu : Luận án nghiên cứu PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo
    Luật DN trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
    Về thời gian nghiên cứu : Luận án nghiên cứu PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp do nhà nước Việt Nam ban hành trong giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1990 đến nay
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận về PLDN và TTHC được quy định trong PLDN, giải quyết được mối quan hệ giữa quy định PLDN về TTHC với cải cách TTHC ở Việt Nam
    - Phân tích được các lý do cơ bản phải tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp và các mục tiêu cơ bản cần đạt được từ cải cách TTHC đó.
    - Làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam
    - Nêu ra các giải pháp khoa học đề xuất với nhà nước hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp phục vụ cho việc đẩy mạnh cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian tới.
    6. Điểm mới của Luận án
    So với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đó, Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
    có một số điểm mới cơ bản sau :
    Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa quy định PLDN với cải cách TTHC ở Việt Nam. Luận án phân tích các nguyên tắc của quy định PLDN về TTHC, nội dung PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC, nêu lên sự cần thiết để Việt Nam tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp và các mục tiêu đạt được từ cải cách TTHC đó. Đây là những nội dung quan trọng được Luận án nghiên cứu và chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đó.
    Thứ hai, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện những thành công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là vấn đề chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi trước, nhất là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO từ cuối năm 2006 đến nay.
    Thứ ba, Luận án là công trình khoa học đầu tiên đánh giá thực trạng pháp luật đăng ký doanh nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực thi Nghị định 43/2010/NĐ-CP với những thành công và hạn chế nhất định của Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Luận án nhấn mạnh đến các vướng mắc pháp lý trong các quy định về đối tượng ĐKDN, tên doanh nghiệp, sự mâu thuẫn giữa thủ tục ĐKDN và thủ tục đầu tư tại Luật Đầu tư 2005 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là những nội dung Luận án nghiên cứu mà chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu trước đó. Thứ tư, Luận án nghiên cứu pháp luật về giấy phép kinh doanh ảnh hưởng đến việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, cải cách TTHC ở Việt Nam. Từ đó, nêu lên các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam mà chưa được giải quyết ở các công trình nghiên cứu đi trước.
    Thứ năm, Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Các giải pháp khoa học trên được hình thành sau quá trình đúc kết thực tiễn thi hành PLDN về TTHC mà chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trước đó.
    9. Kết cấu của Luận án.
    Ngoài phần Lời nói đầu, Tài liệu tham khảo, Kết luận và Chương 1 của Luận án dành để trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nội dung của Luận án được
    chia thành các Chương sau :
    - Chương 2 của Luận án trình bày những vấn đề lý luận chung về PLDN và TTHC được quy định trong PLDN, các nguyên tắc đặt ra cho quy định PLDN về TTHC và sự cần thiết của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp. Trong đó, Luận án nêu lên những ảnh hưởng của PLDN về TTHC đến cải cách TTHC và các mục tiêu cơ bản cần đạt được của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
    - Chương 3 của Luận án phân tích, đánh giá thực trạng PLDN về TTHC ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Những kết quả đạt được của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được Luận án làm sáng tỏ với các số liệu thực tế chứng minh và phân tích quy định pháp lý cụ thể. Bên cạnh đó, Luận án cũng chỉ ra những hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở giúp Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
    - Chương 4 của Luận án nêu lên các yêu cầu và định hướng cho việc hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Luận án đề xuất nhiều giải pháp khoa học hoàn thiện quy định PLDN về TTHC trong các lĩnh vực thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...