Luận Văn Pháp luật đất đai trong việc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật đất đai trong việc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .2


    3. Phương pháp nghiên cứu .2


    4. Kết cấu luận văn 2


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 4


    1.1. Sơ lược về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 4


    1.1.1. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước về đất đai 4


    1.1.2. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước về đất đai .4


    1.1.3. Hệ thống các cơ quan chuyên ngành quản lý đắt đai .5


    1.2. Vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai .5


    1.2.1. Vi phạm pháp luật đất đai .5


    1.2.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật .5


    1.2.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai .5


    1.2.1.3. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật đất đai 6


    1.2.2. Vi phạm pháp luật cửa người quản lý đất đai .7


    1.2.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 7


    1.2.2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai .8


    1.2.2.2.1. Có hành vi trái pháp luật .8


    1.2.2.2.2. Yếu tố lỗi 9


    1.2.2.3. Cấu thành của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 9


    1.3. Xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai .10


    1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản đểu đai 10


    1.3.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm đối với người quản đất đai 10


    1.3.1.2. Đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai .12


    1.3.2. Yêu cầu đối với pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 14


    1.3.3. Các hình thức xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 15


    1.3.3.1. Trách nhiệm kỷ luật .15

    1.3.3.2. Trách nhiệm hình sự 16


    1.3.3.3. Trách nhiệm dân sự .17


    CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ .19


    2.1. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai . 19


    2.1.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai .19


    2.1.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm 20


    2.1.3. Các hành vi vi phạm cửa người quăn lý đất đai và biện pháp xử lý 22


    2.1.3.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc giới địa giới hành chính .22


    2.1.3.2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 23


    2.1.3.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 23


    2.1.3.4. vi phạm quy định về thu hồi đất 24


    2.1.3.5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất 24


    2.1.3.6. Vì phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý 24


    2.1.3.7. vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất 25


    2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai .26


    2.2.1. Thực trạng chung .26


    2.2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đai .29


    2.2.2.1. vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng .29


    2.2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .35


    2.2.2.4. vấn đề quy hoạch treo, dự án treo .37


    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .41


    3.1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và việc xử lý vi phạm chưa triệt để .41


    3.2. Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai 43

    3.2.1. Hoàn thiện những quy định cửa pháp luật đất đai để hạn chế vi phạm và xử lý có hiệu quả cao .43


    3.2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý đất đai 44


    3.2.3. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai


    45


    3.2.4. ứng dụng công nghệ thông tín trong quản lý đất đai .46


    KẾT LUẬN 47

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Đất đai là quà tặng vô cùng quý giá của thiên nhiên dành cho con người nhưng đất đai không phải là vô tận và nếu việc quản lý, sử dụng không hợp lý thì con người sẽ phải trả giá cho những hành động của mình. Việc quản lý đất đai ở nước ta trong những năm qua còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất hợp lý gây nhiều phản ứng gay gắt trong nhân dân và là nỗi trăn trở của các nhà lãnh đạo. Hiện tượng vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay còn khá phổ biến, nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức là tương đối nghiêm trọng. Các vi phạm pháp luật không giới hạn ở một lĩnh vực, một ngành, một địa phương mà xảy ra trên phạm vi rộng, xảy ra ngay trong bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật.


    Trong năm năm qua, “ có khoản 1334 cán bộ các cấp đã bị khởi tố do tham nhũng đất đai”(] Tiêu cực đất đai là “địa chỉ nóng” cần đánh mạnh. Vừa qua hàng loạt các vụ án lớn liên quan đến quản lý đất đai như vụ Đồ Sơn, Phú Quốc. Hiện tượng Đồ Sơn không còn là cá biệt. Tuy mức độ cụ thể có thể khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng không nơi nào không có hiện tượng tham nhũng về đất đai, không có nơi nào cán bộ có chức, có quyền không được giao đất với giá rẻ.


    Luật đất đai 2003 ra đời lần đầu tiên đã quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy định cụ thể việc xử lý vi phạm đối với trường hợp cán bộ công chức nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật đất đai hoặc vi phạm về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất.


    Đồng thời, vấn đề xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai vẫn là vấn đề khá mới mẻ đối với các công trình nghiên cứu. Trước đây, chủ yếu nghiên cứu về xử lý vi phạm nói chung và xử lý vi phạm đối với người sử dụng đất. Chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai.


    Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “ pháp luật đất đai trong việc xử lý vi phạm pháp luật đối với người quán lý đất đai” trong bối cánh hiện nay là hợp lý và cần thiết. Đã đến lúc cán bộ cũng giống như người dân cần phải được bị xử lý một cách nghiêm minh.

    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Vi phạm pháp luật đất đai được chia thành hai dạng cơ bản sau:


    + Vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai.


    + Vi phạm pháp luật trong sử dụng đất đai.


    Trong khoá luận này, tôi sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu, khai thác về vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai.


    Khoá luận bao gồm những nội dung sau:


    - Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm và xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai.


    - Nghiên cứu thực trạng pháp luật đất đai về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai.


    - Thực trạng vi phạm của người quản lý đất đai và xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm và tình trạng xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai chưa triệt để và nghiêm minh.


    - Qua các vấn đề nghiên cứu trên, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm ngăn ngừa và xử lý vi phạm nghiêm minh, triệt để đối với người quản lý đất đai.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Để giải quyết những vấn đề trên, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh với các phương pháp nghiên cứu này tôi muốn làm rõ thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật trong việc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai.


    4. Kết cấu luân văn


    Luận văn gồm ba chương:


    Chương I: Những vấn đề chung về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với người quản lý đất đai.


    Chương II: Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đất đai đai với người quản lý.


    Chương III: Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

    Đây là một vấn đề khá mới mẻ và đòi hỏi kiến thức tổng hợp giữa lý luận và đánh giá thực tiễn. Là sinh viên lần đầu tham gia vào nghiên cứu và còn thiếu kiến thức thực tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được thông cảm và những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô để em có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện hơn về đề tài này.


    Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các thầy cô, Ban Lãnh đạo Khoa và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thanh Xuân đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thảnh khoá luận này.


    Trân trọng kính chào !
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...