Luận Văn Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh tại Vi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH


    1.1. Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh


    1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và ý nghĩa của cạnh tranh


    1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh


    1.1.3. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam và một số nước


    1.2. Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh


    1.2.1. Khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh


    1.2.2. Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh


    1.2.3. Các hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh


    1.3. Khái quát về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế


    cạnh tranh


    1.3.1. Nguyên nhân hình thành vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền


    1.3.2. Khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn


    chế cạnh tranh


    1.3.3. Xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền


    CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH


    2.1. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh


    tranh


    2.1.1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ


    đối thủ cạnh tranh


    2.1.2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá


    bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng


    2.1.3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản


    trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.


    2.1.4. Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch như


    nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh


    2.1.5. Hành vi áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch


    vụ hoặc các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.


    2.1.6. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh


    mới


    2.2. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh


    2.2.1. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng


    2.2.2. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp


    đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng

    2.3. Thực trạng về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh và một số đề xuất hướng giải quyết.


    KẾT LUẬN

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, cũng có nghĩa 1 à phải chấp nhận “luật chơi” của quốc tế, trong đó có cạnh tranh. Cạnh tranh đã được thế giới sớm nhận biết nó như là một động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thế nhưng, ở những nước bước ra từ nền kinh tế bao cấp như Việt Nam, thì canh tranh là khái niệm rất xa lạ, đôi khi nỏ được nhìn nhận như là sự tiêu cực của nền kinh tế. Với pháp luật chống canh tranh không lành mạnh, ít nhiều đã được biết đến sớm hơn với những hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác .Còn với pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, dường như rất mới đối với người tiêu dùng và cả doanh nghiệp. Vì thế, nó là một đề tài hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều giới, nhiều nhà khoa học, cũng như nhiều doanh nghiệp. Nhưng ở một góc độ nào đó, sự nhận thức đầy đủ, cặn kẽ bản chất của các hình thức biểu hiện của cạnh tranh nói chung và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh nói riêng còn nhiều hạn chế. Với sự độc quyền của nhà nước đang diễn ra và những công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm cạnh tranh dồi dào, thì việc nghiên cứu hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh sẽ giúp cơ quan nhả nước, doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về hành vi này, tạo cơ sở cho một nền kinh tế lành mạnh. Ngoài ra, xem xét ở một góc độ khác để thấy rằng, pháp luật chống hạn ché cạnh tranh là một chế định đặc thù. Nó là sự pha lẫn giữa khoa học pháp lý và khoa học kinh tế mới có thể xác định đúng hành vi của nó. Do Luật Cạnh tranh lần đầu tiên ra đời, nên nó chỉ mới dừng lại ở việc gọi tên, liệt kê, mô tả những dấu hiệu cơ bản. Như vậy, hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào văn bản dưới luật. Với những yêu cầu đó, việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề đang tồn tại trong pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là pháp luật chống lạm dụng, có một ý nghĩa rất lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng. Nó vừa góp phàn hoàn thiện pháp luật chống hạn chế canh tranh, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để phục vụ cho yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    2. Mục tiêu và phạm vỉ nghiên cứu


    Trong luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh của pháp luật Việt Nam. Từ đó, người viết rút ra những nhận xét về mặt tích cực, hạn chế và những thiếu sót cần được bổ sung

    của hệ thống pháp luật chống lạm dụng. Qua đó, tạo cơ sở cho việc đánh giá đúng pháp


    luật và những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật của chế định pháp luật này.


    Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là một nội dung rất rộng bao gồm pháp luật


    chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, pháp luật chống lạm dụng để hạn chế cạnh tranh,


    pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế. Ở luận vãn này, chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý


    luận cũng như thực tiễn về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế


    canh tranh. Luận văn này không nghiên cứu chế tài cũng như tố tụng xử lý vụ việc hạn


    chế cạnh tranh.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu là nền tảng cơ bản để xây dựng đề tài với nội dung và hình thức một cách logic và khoa học, để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập. Phương pháp đối chiếu so sánh, liệt kê, tham khảo các tài liệu từ sách báo, tạp chí, .đã được người viết sử dụng để hoàn thành luận văn này.


    4. Kết cấu của đề tài Đề tài này gồm:


    Lời mở đầu


    Phần nội dung:


    ■ Chương 1: Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh và hành vi hạn chế cạnh tranh


    ■ Chương 2: Pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh


    Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...