Thạc Sĩ Pháp luật chống định giá lạm dụng của eu, hoa kỳ, việt nam -so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG CỦA EU, HOA KỲ, VIỆT NAM -SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

    Chương 1
    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1.1. Bối cảnh chọn đề tài
    Cạnh tranh và độc quyền là những vấn đề nội tại của nền
    kinh tế thị trường. Trong khi nhiều quốc gia khác đã trải qua thời
    gian dài tích lũy kinh nghiệm giải quyết những vấn đề này, Việt Nam
    mới tiến hành quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường từ nền
    kinh tế kế hoạch hóa tập trung hơn hai thập kỷ. Vì vậy, Việt Nam
    đang đối mặt với nhiều khó khăn cả về lý thuyết lẫn thực tế trong
    việc bảo vệ cạnh tranh hiệu quả. Xuất phát từ đặc thù hoàn cảnh
    riêng, lạm dụng vị trí thống lĩnh là một trong những vấn đề nghiêm
    trọng nhất ở thị trường Việt Nam. Do đó nghiên cứu vấn đề này có
    tầm quan trọng đáng kể cho cải cách nền kinh tế Việt Nam.
    Ở nền kinh tế thị trường, giá cả là một trong những dấu hiệu
    quan trọng nhất thể hiện thực trạng cạnh tranh. Giá cả được xác lập
    và vận hành theo các qui luật kinh tế, và là kết quả của cạnh tranh.
    Hầu hết các khái niệm kinh tế cơ bản đều liên quan đến giá cả. Câu
    hỏi người bán là người đi theo giá cả hay là người tạo ra giá cả dùng
    để nhận dạng thị trường là cạnh tranh, độc quyền hay độc quyền
    nhóm.
    Giá cả cũng là công cụ quan trọng mà các đối thủ cạnh tranh
    sử dụng để chiến đấu nhằm tồn tại và giành được một vị trí trong thị
    trường liên quan. Định giá là công việc hết sức quan trọng đối với
    mỗi doanh nghiệp ở nền kinh tế thị trường. Nó là cơ sở để hiện thực
    hóa mục tiêu kinh doanh. Trong hoạt động cạnh tranh, định giá được
    sử dụng đầu tiên. Những chiến lược áp dụng đối với các yếu tố khác
    của sản phẩm như chất lượng, tính năng sử dụng hay bảo hành, hậu
    mãi, v.v., suy cho cùng, đều liên quan gián tiếp đến giá của sản
    4
    phẩm. Định giá có thể sử dụng với mục đích cạnh tranh hoặc phản
    cạnh tranh. Trong thị trường độc quyền, quyền lực chi phối, quyết
    định giá nằm trong tay của nhà độc quyền. Họ thường có khuynh
    hướng khai thác quyền lực đó để tận thu lợi ích và duy trì vị trí độc
    quyền của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...