Luận Văn Pháp luật chống bán phá giá và thực hiện áp dụng tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng quốc tế hóa sâu sắc, các quốc gia ngày càng tham gia tích cực và không thể đứng ra ngoài cuộc của quá trình này nền kinh tế các nước ngày càng lệ thuộc vào nhau và trong bối cảnh đó sự lớn mạnh, bền vững kinh tế thế giới có thể đạt được nếu tạo ra được tính công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.
    Với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực hiện và đạt được những thành tựu to lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, trong đó có những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nước ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng Thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu vào thị trường của nước họ. Việt Nam tham khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2000. Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Xuất phát tự trên cho thấy Việt Nam đã chủ động hội nhập sẵn sàng tham gia giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới và sẵn sàng áp dung thực thi các cam kết quốc tế nói chung và các cam kết về thương mại hàng hóa nói riêng.
    Ở Việt Nam việc tiếp cận với các quan hệ thương mại quốc tế đã có từ lâu, song việc làm quen thích ứng với các quy luật thị trường lại là điều mới mẻ. Hiện nay, các quan hệ ngoại thương ngày càng quan trọng và đa dạng, các chiến lược xuất khẩu của ta thường bị các rào cản thương mại đặc biệt là các vụ kiện bán phá giá ngày càng tăng, khi mà hiện nó gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho nền kinh tế đất nước các cơ chế giải quyết thì lại không hữu hiệu chủ yếu là bằng thủ tục tư pháp và phía thiệt hại luôn là chúng ta, các cơ chế song phương chưa phát triển trong khi đó việc đàm phán ra nhập các cơ chế đa phương thì lại chậm và việc mình chưa đủ điều kiện để ra nhập khiến cho những tổn thất ngày càng tăng hơn thế nữa việc họ kiện mình thì được, trong khi đó việc họ bán phá giá hàng hóa vào Việt Nam của nước ngoài thì mình lại không làm gì được do mình chưa có cơ chế pháp lý.
    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tài, tác giả muốn làm rõ hơn những tác hại của việc bán phá giá và áp dụng Thuế chống bán phá giá của các nước cũng như Việt Nam, bàn một số phương hướng khắc phục. Thấy được những bất cập của pháp luật chống bán phá giá, tác hại của bán phá giá đối với nước xuất khấu, nước nhập khẩu. Nhằm góp phần đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thêm sâu rộng.
    2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng: Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về vai trò của pháp luật chống bán phá giá, các cơ chế giải quyết các hành vi bán phá giá và cơ quan thực thi giải quyết qua các văn bản pháp luật quốc gia như Pháp lệnh chống bán phá giá, Luật thương mại, Luật Thuế và các văn bản pháp luật quốc tế như Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại GATT(1994), nắm vững đối tượng nghiên cứu cho phép chúng ta tiếp cận một cách sâu sắc và đầy đủ các khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Việc không chỉ nghiên cứu pháp luật Việt Nam mà còn nghiên cứu pháp luật của các nước để hiểu thêm về sự đa dạng của bán phá giá và cũng là chìa khóa để chúng ta tiếp cận với nền pháp luật tiên tiến chặt chẽ để bổ sung cho pháp luật chống bán phá giá ở nước ta thêm hiệu quả và thực thi tốt hơn, góp phần đẩy mạnh thực hiện sự công bằng trong quan hệ kinh tế thời kỳ hội nhập.
    Mục đích: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm một phần nhỏ bé về bán phá giá, chống bán phá giá một đề tài không mới đối với các nước pháp triển nhưng rất mới mẻ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Sự hiểu biết chưa sâu sắc đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn mắc phải và luôn phải thiệt hại rất lớn tự việc bán phá giá và bị kiện, mục địch của đề tài là không chỉ giúp nhà nước, doanh nghiệp,cá nhân hiểu và thực hiện chiến lược xuất khẩu phù hợp với các điều kiện cam kết gia nhập mà còn áp dụng các điệu kiện đó để kiện lại bên vi phạm các điệu kiện đó, hay nói đúng hơn là chúng ta dùng cam kết đó bảo vệ mình và dùng nó để đòi lại quyền lợi cho mình. Nâng cao và tuyên truyền pháp luật chống bán phá giá vào các doanh nghiệp, cá nhân để khi thực hiện các hoạt động kinh tế đặc biệt là kinh tế xuất nhập khẩu để tránh những thiệt hại kinh tế khi bị kiện bán pháp giá. Muốn các cơ quan chức năng tích cực hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá theo xu thế chung của thế giới để bảo vệ quyền lợi của các bên, tích cực đàm phán gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế đa phương để bảo vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của các bên.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành đề tài “Pháp luật chống bán phá giá và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”. Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Phương pháp phân tích
    Phương pháp tổng hợp
    Phương pháp so sánh, đối chiếu
    Phương pháp thống kê
    4. Cơ cấu của đề tài
    Đề tài có kết cấu ba phần gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm 2 chương.
    Chương 1: pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá gồm 6 nội dung lớn: Khái niệm; Đặc điểm của bán phá giá và chống bán phá giá; Ý nghĩa, vai trò của việc chống bán phá giá; Tác động của việc chống bán phá giá; Một số cách thức chống bán phá giá; Các quy định pháp luật về chống bán phá giá.
    Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chống bán phá giá tại Việt Nam gồm 3 nội dung lớn: Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam; Nguyên nhân của việc chống bán phá giá; Các giải pháp lý luận và thực tiễn để chống bán phá giá vào Việt Nam.

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 3
    4. Cơ cấu của đề tài 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 4
    1. Khái quát về chống bán phá giá 4
    1.1 Khái niệm 4
    1.2 Đặc điểm của bán phá giá và chống bán phá giá 5
    1.3 Ý nghĩa, vai trò của việc chống bán phá giá 5
    1.4 Tác động của việc chống bán phá giá 6
    1.4.1 Tác động của việc bán phá gia 6
    1.4.2 Tác động của việc chống bán phá giá 7
    1.5 Một số cách thức chống bán phá giá 8
    1.5.1 Các hình thức bán phá giá 8
    1.5.2 Một số cách thức chống bán phá giá 9
    2. Các quy định pháp luật về chống bán phá giá 10
    2.1 Trên thế giới 10
    2.2 Ở Việt nam 12
    CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 17
    2.1 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 17
    2.1.1 Thực trạng bán phá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 17
    2.1.2 Thực trạng chống bán giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 19
    2. 2 Nguyên nhân của việc chống bán phá giá 20
    2.2.1 Nguyên nhân của bán phá giá 20
    2.2.2 Nguyên nhân của chống bán phá giá 21
    2.3 Các giải pháp lý luận và thực tiễn để chống bán phá giá vào Việt Nam 22
    2.3.1 Các giải pháp lý luận 22
    2.3.2 Các giải pháp thực tiễn 22
    PHẦN KẾT LUẬN 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...