Luận Văn Pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Công cụ bảo hộ mậu dịch

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Công cụ bảo hộ mậu dịch
    Hiệp định về chống bán phá giá năm 1994 trong khuôn khổ WTO đã được nhiều quốc gia thành viên đã khai thác và xây dựng những quy định về chống bán phá giá nhằm mục đích bảo hộ mậu dịch. Chống bán phá giá được sử dụng như một rào cản thương mại phi thuế quan khi thuế nhập khẩu ngày một giảm và không còn là công cụ bảo hộ hữu hiệu. Chống bán phá giá ngày càng xa dần với ý nghĩa ban đầu “là biện pháp có tính chất tự vệ trong thương mại quốc tế, được sử dụng với mục đích nhằm hạn chế và loại bỏ những thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài, giữ vững thế cân bằng trong cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa”. Do đó, thay vì chống lại chủ nghĩa độc quyền thì trên thực tế biện pháp chống bán phá giá lại cho phép các hành vi thương mại không công bằng và chống tự do cạnh tranh, và thay vào việc đảm bảo cạnh tranh công bằng thì các biện pháp này lại bóp méo dòng chảy thương mại quốc tế.
    Ngoài lời nói đầu và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được bố cục thành 3 chương như sau:
    - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế.
    - Chương 2: Một số quy định cơ bản về chống bán phá giá nhằm bảo hộ mậu dịch.
    - Chương 3: Thực trạng áp dụng, phương hướng hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá và giải pháp cho Việt Nam.
     
Đang tải...