Chuyên Đề Pháp lệnh cán bộ công chức và việc tuyển dụng - sử dụng - quản lý cbcc trong cơ quan nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời năm 1998 vừa được sửa đổi 2 lần: lần 1 vào năm 2000 và lần 2 vào năm 2003.
    I-Đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh CBCC:
    Cán bộ, công chức được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 là công dân Việt Nam, trong biên chế, có thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn thu sự nghiệp.
    *Pháp lệnh cán bộ, công chức chỉ điều chỉnh các đối tượng sau:
    1-Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện.
    2-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.
    3-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.
    4-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
    5-Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân.
    6-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
    7-Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đảng uỷ và những người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
    8-Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
    *Những đối tượng không nằm trong sự điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức:
    1-Những người do bầu cử nhưng không giữ một chức vụ gì trong hệ thống chính trị.
    2-Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
    3-Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp công an nhân dân.
    4-Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước.
    II-Nghĩa vụ của cán bộ, công chức:
    Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là những gì mà cán bộ, công chức phải làm; là bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức với nhà nước, với nhân dân.
    Việc quy định nghĩa vụ giúp cho cán bộ, công chức xác định đúng đắn, đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời đây là cơ sở quan trọng cho tổ chức, cơ quan và nhân dân kiểm soát hành vi của cán bộ, công chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...