Thạc Sĩ Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Qu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
    Đề tài: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
    Định dạng file word
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
    TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
    Khái niệm, đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam
    Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý
    nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo
    Các yếu tố bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước
    bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo

    Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ PHÁP
    CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ
    NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
    Đặc điểm về kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của các tổ chức tôn
    giáo ở Quảng Ngãi
    Kết quả đạt được và hạn chế của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua
    2.3. Thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp
    luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
    Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI
    VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
    HIỆN NAY
    Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp
    luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp bách
    hiện nay
    Giải pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước
    bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn biến động phản ánh sự
    biến đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế đã chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể ở một
    quốc gia có thể suy tàn hoặc hưng thịnh, song nhìn chung từ khi ra đời cho đến nay, tôn
    giáo luôn tồn tại trong xã hội loài người. Vị trí, vai trò của mỗi tôn giáo ở từng khu vực,
    từng quốc gia và các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng khác nhau. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, quá
    khứ cũng như hiện tại, dù một quốc gia có thể chế chính trị như thế nào cũng cần quan
    tâm đến tôn giáo, bởi vì tôn giáo tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôn
    giáo có khả năng liên kết con người trong một cộng đồng cùng tín ngưỡng, nhưng cũng có
    thể đẩy người ta đến thái độ nghi kị, đối đầu, hận thù và xung đột gây nên những thảm hoạ
    cho nhân loại, một khi nó bị các lực lượng xã hội phản động lợi dụng, kích động vì những
    tham vọng mang tính chất chính trị phản tiến bộ.
    Những thập kỷ gần đây, dường như tôn giáo được phục hồi và có nơi còn phát
    triển, vì thế một số người đã dự đoán rằng "thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo". Điều tra về
    sự phát triển của tôn giáo trên thế giới cho thấy. Nếu dân số thế giới trong vòng 10 năm từ
    1990-2000 đã tăng 15%, thì Hồi giáo và đạo Tin lành tăng khoảng 23%. Công giáo là
    13,7%, Phật giáo là 11,4%, Chính thống giáo 5,6%, Ấn Độ giáo 18,3%.
    Việt Nam là một quốc gia nằm giữa ngã ba của Đông Nam châu Á, là nơi giao lưu
    của các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau,một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng,
    tôn giáo khác nhau đang tồn tại, là nơi hội tụ của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới
    như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và các tôn giáo bản địa như: Cao Đài, Phật giáo Hoà
    hảo. Hiện nay, Việt Nam có khoảng gần 20 triệu tín đồ, chiếm gần 20% dân số của cả
    nước, trong đó: Phật giáo khoảng 9,5 triệu tín đồ; Công giáo khoảng 5,7 triệu tín đồ; Đạo
    Tin lành khoảng 900.000; Cao đài khoảng 2,3 triệu tín đồ; Phật giáo Hoà hảo khoảng 1,25
    triệu tín đồ; Hồi giáo (Islam và Bàni) khoảng 64.000 tín đồ. Ngoài ra còn hàng chục vạn
    tín đồ của các tôn giáo khác, đến nay chưa được công nhận tư cách pháp nhân như: Tứ Ân
    Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ cư sĩ Phật hội và một số hệ phái khác của đạo
    Tin lành. Nhà nước ta đang hướng dẫn các tôn giáo này đăng ký hoạt động, tiến tới công
    nhận tư cách pháp nhân. Đại đa số các tín đồ tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh
    thần yêu nước, là lực lượng quần chúng quan trọng đóng góp vào sự ổn định và phát triển
    đất nước.
    Ở Việt Nam, từ khi Đảng ta khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng đã luôn thực
    hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.
    Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, một mặt, được xây dựng dựa trên
    quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín
    ngưỡng, tôn giáo, mặt khác căn cứ vào tình hình quốc tế, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở
    Việt Nam và nhu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử, vì thế cho nên chính sách,
    pháp luật về tôn giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách pháp luật
    chung của Đảng và Nhà nước. Việc có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để quản lý đối
    với hoạt động tôn giáo một cách có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan, một mặt nhằm
    đảm bảo bằng pháp luật quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, mặt khác là công
    cụ hữu hiệu để đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
    giáo xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lợi ích công dân, lợi ích nhà
    nước. Trong quá trình lập pháp của Việt Nam, các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
    của công dân được ghi nhận và thể hiện xuyên suốt qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980,
    1992 và một số văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Tầm quan trọng của vấn đề tôn
    giáo và sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo thể
    hiện rất rõ trong các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
    nước về tôn giáo.
    Ngày 16-10-1990 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về tăng cường công
    tác tôn giáo trong tình hình mới, thì ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số
    69-HĐBT quy định về hoạt động tôn giáo.
    Ngày 2-7-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37 về công tác tôn giáo trong tình hình
    mới thì ngày 19-4-1999 Chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động
    tôn giáo.
    Ngày 12-3-2003 tại Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá IX Đảng
    ta ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, sau khi có Nghị quyết này ngày 29/6/2004
    Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 của Uỷ ban
    Thường vụ Quốc hội. Ngày 1-3-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP
    hướng dẫn thi hành pháp lệnh này.
    Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ
    sở pháp lý quan trọng đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo môi
    trường thuận lợi cho hoạt động tôn giáo. Trong những năm gần đây, lợi dụng chính sách
    đổi mới, mở rộng dân chủ, đảm bảo nhân quyền, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo đã
    công khai đòi phục hồi hệ thống tổ chức giáo hội cũ, đòi lại các cơ sở vật chất, nơi thờ tự,
    đất đai . do các cơ quan, đoàn thể đang quản lý, sử dụng; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót
    của Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo
    để gây sức ép đòi hỏi chính quyền chấp nhận các kiến nghị, yêu sách của chúng; đẩy
    mạnh hoạt động từ thiện, đào tạo chức sắc, củng cố giáo hội cơ sở, mở rộng địa bàn tôn
    giáo, đẩy mạnh các hoạt động lôi kéo, nắm tín đồ, tạo thành một lực lượng đông đảo, đủ
    sức làm hậu thuẫn khi có tổ chức đối lập cần lực lượng đối trọng . Vì vậy, quản lý nhà nước
    bằng pháp luật và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tôn giáo trong thực tế
    gặp không ít khó khăn, nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn chưa được điều chỉnh kịp thời và
    đồng bộ.
    Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung, nơi có nhiều tôn giáo và cơ sở thờ
    tự đang hoạt động. Trong những năm vừa qua, trong quá trình đổi mới ở Quảng Ngãi hoạt
    động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng phục hồi và có xu hướng phát triển.
    Trong quá trình đổi mới, pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tôn giáo ở
    tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua đạt được một số thành tựu trên các mặt sau: Việc
    thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo
    luôn được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo được cải thiện rõ
    rệt và từng bước nâng cao theo tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh; các quyền tự do tín
    ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Các chức sắc, nhà tu hành,
    tín đồ tôn giáo tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
    Nhà nước, có đóng góp nhất định vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
    yên tâm hành đạo, tham gia vào các hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương theo phương
    châm "sống tốt đời, đẹp đạo".

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong xã hội hiện đại ngày nay, tôn giáo đang trở thành một trong những vấn đề
    thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học cũng như những nhà hoạt động thực
    tiễn. Cho đến nay, đã có nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu, bài viết về tôn giáo,
    liên quan đến tôn giáo như:
    - Tôn giáo phương Đông, quá khứ và hiện tại, TS. Đỗ Minh Hợp, Nxb Tôn giáo,
    Hà Nội, 2006.
    - Lý luận về chính sách tôn giáo ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn
    giáo, Hà Nội, 2007.
    - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, GS.Đặng Nghiêm Vạn,
    Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
    - Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, GS.TS Đỗ Quang
    Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
    - Quản lý hoạt động tôn giáo cơ sở lý luận và thực tiễn, Bùi Đức Luận, Nxb Tôn
    giáo, Hà Nội, 2005.
    - Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Lê
    Minh Quang, 2001.
    - Hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học
    của Nguyễn Xuân Diện, 2003.
    - Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
    luật học của Trần Minh Thư, 2004.
    - Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở Thanh Hoá
    hiện nay, Luận văn cử nhân chuyên ngành tôn giáo của Nguyễn Văn Huệ, 2004.
    - Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Nam Định hiện nay,
    thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Nguyễn Tấn Cường, 2006.
    - Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong pháp luật quốc tế, GS.TS Hoàng Văn
    Hảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2005.
    - Vấn đề tự do tôn giáo nhân quyền ở Việt Nam, GS.TS Đỗ Quang Hưng, Tạp chí
    Cộng sản, số 11, tháng 6/2005.
    Đối với việc nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cụ thể có các
    công trình sau:
    - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của lực lượng Công an
    nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ
    Luật học của Nguyễn Phùng Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994.
    - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong quản lý nhà nước nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ
    Luật học của Quách Sỹ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
    - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thực hành quyền công tố
    và kiểm soát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Luận
    văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, 2003.
    - Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi đua khen thưởng ở tỉnh Thanh Hoá
    hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Xuân Hà, Học viện Chính trị - Hành
    chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn
    giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
    Lê Bỉnh (2004), "Những âm mưu lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc chống lại sự nghiệp
    cách mạng nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (10).
    Bộ Chính trị (1990), Nghị quyết số 24 NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cường công
    tác tôn giáo trong tình hình mới.
    Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 37 CT/TW ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong
    tình hình mới.
    Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 25 NQ/TW tại Hội nghị lần thứ VII BCHTW khoá
    IX ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo.
    Chính phủ (1999), Nghị định số 26/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/4/1999 quy
    định về các hoạt động tôn giáo.
    Chính phủ (2005), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 hướng dẫn thi hành
    một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
    Nguyễn Tấn Cường (2006), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn
    giáo ở Nam Định hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học,
    Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Nguyễn Xuân Diện (2003), Hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta hiện nay,

    Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    10. Nguyễn Thế Doanh (2005), "Công tác vận động quần chúng là người có đạo trong
    tình hình mới", Tạp chí Công tác tôn giáo, (4+5).
    11. Nguyễn Chí Dũng (2003), Tăng cường pháp chế XÃ HộI CHủ NGHĨA trong hoạt
    động thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp của Viện
    kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    12. Bùi Hữu Dược (2005), "Quan tâm tới cán bộ làm công tác tôn giáo", Tạp chí Công
    tác tôn giáo, (4 + 5).
    13. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XVI

    14. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XVII.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Nguyễn Xuân Hà (2008), Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi đua khen
    thưởng ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính
    trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
    18. Đỗ Ngọc Hải (2001), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập
    pháp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia
    Hồ Chí Minh.
    19. Hoàng Văn Hảo (2005), "Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong pháp luật quốc
    tế", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4).
    20. Trần Đắc Hiến (2006), "Công tác phát triển Đảng ở vùng đồng bào Công giáo", Tạp
    chí Cộng sản, (4).
    21. Lê Văn Hoè (chủ biên) (2005), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn nhà nước và pháp
    luật, Lưu hành nội bộ.
    22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
    và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
    23. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nhà nước pháp luật (2007), Một số
    ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    24. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nhà nước pháp luật (2007), Lý luận
    chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
    V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về tôn giáo, Học phần 5, Chương trình đào tạo cử nhân chính
    trị chuyên ngành tôn giáo, Hà Nội.
    26. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà
    nước, Phần III, Hà Nội.
    27. Đỗ Minh Hợp (2006), Tôn giáo phương Đông quá khứ và hiện tại, Nxb Tôn giáo, Hà
    Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...