Tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp chế là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân thực hiện đúng và nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình.
    Pháp chế bao hàm 2 nội dung:
    - Nhà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
    - Phải có cơ chế và biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để.
    Thiếu một trong hai nội dung trên không thể thiết lập nền pháp chế trong xã hội chủ nghĩa. Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
    Pháp luật là hệ thống các qui phạm do nhà nước ban hành, hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Còn pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi đối với mọi người, mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội phải tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Pháp luật là tiền đề của pháp chế. Khi có pháp luật chưa chắc đã có pháp chế, bởi vì pháp luật ban hành ra không nếu không được tuân thủ, hoặc thi hành có nhiều thiếu sót, mâu thuẫn thì xã hội sẽ rơi vào tình trạng mất kỷ cương, trật tự xã hội bị đảo lộn, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không được tôn trọng.
    Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa
    - Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp, mọi văn bản pháp luật phải dựa trên cơ sở Hiến pháp không được trái với Hiến pháp.
    - Bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trên qui mô toàn quốc: cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên, lợi ích của địa phương phải phù hợp với lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...